Nội dung chính
Giãn phế nang hay khí phế thũng là một bệnh lý phổ biến liên quan đến phổi và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không quá rầm rộ nên nhiều bệnh nhân tỏ ra thờ ơ và không tiến hành điều trị. Điều này sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Vậy thực sự bệnh giãn phế nang có nguy hiểm không? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh và tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Giãn phế nang là bệnh gì?
Phế nang là đơn vị chức năng của phổi, có cấu tạo là những túi khí được sắp xếp giống như chùm nho. Các phế nang có kích thước rất nhỏ, đường kính từ 0.1-0.2mm, chứa đầy khí.
Phế nang có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí của phổi với các mao mạch máu. Phế nang có khả năng giãn rộng (ở thì hít vào) giúp không khí dễ được hít sâu vào phổi và khả năng xẹp lại (thì thở ra) giúp không khí dễ bị đẩy ra ngoài.
Giãn phế nang là tình trạng phế nang bị căng giãn thường xuyên dẫn đến sự tổn thương và phá hủy không hồi phục ở thành phế nang. Tình trạng này kéo dài làm mất tính đàn hồi của hệ thống hô hấp, không khí sau khi hít vào bị ứ lại tại phổi và không thoát ra ngoài được ở thì thở ra, hình thành nên các túi khí chứa không khí nghèo oxy. Về sau, khả năng hít vào cũng bị hạn chế. Vì vậy, triệu chứng khó thở là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân giãn phế nang.
Giãn phế nang làm khả năng trao đổi khí bị sụt giảm
Nguyên nhân gây giãn phế nang
Có nhiều nguyên nhân gây giãn phế nang như:
– Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng viêm kéo dài sẽ lan đến các phế nang, gây phá hủy cấu trúc, làm giãn phế nang.
– Hen phế quản: Bệnh hen phế quản kéo dài nhiều năm sẽ gây căng giãn thường xuyên các phế nang, cuối cùng phá hủy và giãn không hồi phục các phế nang.
– Lao phổi: Vi khuẩn lao làm tổn thương, xơ hóa thành phế nang và làm căng giãn phế nang.
– Biến dạng lồng ngực gây tắc nghẽn phế quản và phế nang, lâu ngày thành giãn phế nang.
– Lão suy: Ở người già, phổi bị xơ hóa gây giãn phế nang.
– Một số bệnh nghề nghiệp như: Thổi thủy tinh, thổi kèn, gây tăng áp lực bên trong phế nang và làm giãn phế nang.
– Cơ địa di truyền: Protein AAT có tác dụng bảo vệ các cấu trúc đàn hồi trong phổi, nếu thiếu protein này, các enzyme có thể gây tổn thương phổi kéo dài, dẫn đến bệnh giãn phế nang. Thiếu protein AAT là một bệnh di truyền, xảy ra ở 1-2% những người bệnh giãn phế nang.
Việc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong khoảng thời gian dài làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn phế nang. Các chất độc hại trong không khí với nồng độ lớn và tấn công trong thời gian dài sẽ vượt qua được các lớp phòng thủ để tiến sâu vào phế nang. Tại đây chúng gây độc, gây tổn thương, phá hủy thành phế nang theo các cơ chế khác nhau. Tình trạng phổi bị tấn công bởi các chất trên được gọi là phổi bị nhiễm độc.
Nhiễm độc phổi không chỉ khiến bệnh giãn phế nang nặng hơn mà nó còn dẫn đến hàng loạt các bệnh khác trên phổi. Trong đó, nếu nhiễm độc phổi cũng gây viêm phế quản mãn tính, kết hợp với giãn phế nang thì người bệnh sẽ bị COPD với mức độ trầm trọng hơn rất nhiều.
Triệu chứng giãn phế nang
Triệu chứng lâm sàng
- Khó thở: Mức độ tăng dần, khó thở ra, giảm đi ở tư thế nằm ngủ.
- Ho: Xuất hiện sau khó thở, ho khan hoặc ho ra chút nhầy. Nếu do viêm phế quản ho xuất hiện trước khó thở, ho khạc đờm mủ.
- Đau vùng thượng vị: Do cơ bụng hoạt động nhiều.
- Lúc đầu tím môi, rồi tím dần các đầu chi, tím khi có triệu chứng tâm phế mạn.
- Biến dạng lồng ngực, lồng ngực tròn như hình thùng
Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp X-quang: lồng ngực to ra trước sau, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn rộng. Hình tim bé, thõng xuống, cung động mạch phổi có thể nổi, khoảng sáng sau tim rộng ra, nhu mô phổi quá sáng, có sự phân bổ máu và khí không đều trong phổi.
Người bệnh giãn phế nang thường có triệu chứng ho, khó thở, tím tái môi, đau thượng vị…
Các triệu chứng của giãn phế nang giống với một số bệnh lý về đường hô hấp như hen phế quản kéo dài, tràn khí màng phổi, lao phổi, suy tim… Do đó người bệnh cần tìm đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh hợp lý.
Giãn phế nang có nguy hiểm không?
Giãn phế nang là bệnh vô cùng nguy hiểm bởi các lý do sau đây:
(1) Khi bị giãn phế nang, người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, thở khò khè, tức ngực. Khó thở đặc biệt tăng lên là khi làm việc nặng, gắng sức, mệt mỏi. Lồng ngực người bệnh biến dạng, tròn như hình thùng. Môi tím tái do thiếu oxy, các đầu chi tím khi có tâm phế mạn. Người bệnh thường ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, đau thượng vị do cơ bụng hoạt động nhiều.
(2) Bệnh giãn phế nang nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, tắc nghẽn động mạch phổi,…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
(3) Giãn phế nang cùng với viêm phế quản mạn tính tạo thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vô cùng nguy hiểm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao nhất Khu vực châu Á Thái Bình Dương với hơn 4 triệu người mắc. Và theo cảnh báo của các chuyên gia thì số người mắc COPD tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng và diễn biến nặng theo thời gian.
(4) Giãn phế nang là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, tình trạng phế nang bị phá hủy và giãn là không thể phục hồi. Vì vậy, tất cả các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục tiêu giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
3 Biện pháp điều trị bệnh giãn phế nang
Bệnh giãn phế nang là bệnh lý tiến triển, nặng dần theo thời gian và không hồi phục. Hiện chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh giãn phế nang. Các phương pháp điều trị hiện nay hướng tới mục tiêu làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm các triệu chứng. Dưới đây là 3 phương pháp thường được áp dụng
(1) Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh giãn phế nang.
Các loại thuốc hay được sử dụng là:
- Thuốc giãn phế quản: Là các thuốc giúp cải thiện tình trạng khó thở cho người bệnh giãn phế nang.
- Corticoid (dùng dạng khí dung hoặc dạng uống): Được sử dụng trong đợt cấp và điều trị dự phòng, giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng bệnh, dự phòng các đợt cấp của bệnh.
- Kháng sinh: Được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, giúp giảm triệu chứng và ngăn phế nang tiếp tục bị tổn thương.
(2) Liệu pháp oxy: Thở oxy liên tục ở bệnh nhân giãn phế nang nặng có hạ oxy máu lúc nghỉ giúp giảm khó thở, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống.
(3) Phẫu thuật giảm thể tích phổi. Đây là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ cắt bỏ các mô bị tổn thương trong phổi để giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn và giảm khó thở.
Có thể thấy các cách trên chỉ cải thiện được triệu chứng của bệnh, còn một nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi thì chưa tác động được. Và nguy hiểm hơn nữa, khi phổi tiếp tục bị nhiễm độc sẽ khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu nhanh hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn
Chính vì vậy, giải độc phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới là điều cấp thiết cần làm ngay từ bây giờ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Việc sử dụng các loại thảo dược để giải độc phổi đã được nghiên cứu và chứng minh là hiệu quả và an toàn nhất.
Giải độc phổi, bảo vệ phổi, cải thiện bệnh phổi bằng thảo dược tự nhiên –
Dựa theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, rất nhiều thảo dược đã được chứng minh và ứng dụng trong giải độc phổi và bảo vệ phổi. Trong đó, các thảo dược có tác dụng vượt trội hơn cả đó là:
Các thảo dược giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương
- Hoàng cầm: Theo Tây y, Hoàng cầm có chứa Baicalin, đây là hoạt chất có tác dụng rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại…). Vì vậy, sử dụng thảo dược này sẽ giúp bệnh dần dần được cải thiện.
- Cam thảo ý, xuyên tâm liên, lá ô liu: Đây là ba thảo dược nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa vượt trội, từ đó bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa, không để tế bào bị tổn thương cho dù các chất độc đã tấn công đến tận các phế nang.
Các thảo dược này giúp giải quyết hậu quả khi phổi đã bị tấn công và nhiễm độc do các yếu tố như khói thuốc, bụi bẩn, chất độc hại. Từ đó, không chỉ giúp ngăn bệnh giãn phế nang nặng hơn mà còn giúp bệnh cải thiện hiệu quả hơn.
Các thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây độc mới
- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang có vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên của phổi giúp chống lại các loại vi khuẩn, loại bỏ các bụi bẩn và các độc tố từ môi trường. Vì vậy, việc sử dụng cúc tây sẽ giúp làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus.
Cúc tây giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây độc mới
- Xuyên bối mẫu: Y học hiện đại đã chứng minh, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao đẩy các chất thải ra ngoài, làm sạch phổi.
Nhờ hai thảo dược này mà phổi được bảo vệ tối đa trước các tác nhân gây bệnh mới nên sẽ không bị nhiễm độc thêm.
Thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng ho-đờm-khó thở:
- Tỳ bà diệp: Tỳ bà diệp là vị thuốc cổ truyền nổi tiếng trong các bài thuốc chữa ho, hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản mãn tính. Dược lý hiện đại đã chứng minh rằng tỳ bà diệp có tác dụng giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Tỳ bà diệp giúp thông thoáng đường thở, giảm đờm rõ rệt
- Bồ công anh, lá bạch đàn: Hai thảo dược này được sử dụng như những kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, đồng thời giúp giảm ho, long đờm, kết hợp với tỳ bà diệp giúp làm thông thoáng đường thở.
Để thu được hiệu quả tối ưu từ các thảo dược trên và thuận tiện hơn cho người dùng, các nhà khoa học thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, bào chế để phát triển thành sản phẩm BoniDetox.
BoniDetox – Giải pháp hoàn hảo của người bệnh giãn phế nang
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ với công thức toàn diện, là giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa bệnh, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh giãn phế nang tiến triển nặng hơn nhờ các thành phần:
- Thảo dược giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Ý, xuyên tâm liên, lá oliu.
- Thảo dược giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây nhiễm độc ngoài môi trường: Cúc tây, Xuyên bối mẫu.
- Thảo dược giúp người bệnh giảm ho, giảm đờm, dễ thở hơn: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Như vậy, BoniDetox giúp giải quyết đến tận nguyên nhân gây bệnh, đồng thời làm giảm triệu chứng. Từ đó, bệnh được cải thiện tốt nhất, chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao.
Ngoài những thành phần trên, BoniDetox còn được bổ sung thêm Fucoidan để giúp ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc phổi là ung thư phổi.
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniDetox chính là giải pháp toàn diện nhất cho người bị hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh giãn phế nang.
BoniDetox – Sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại nhà máy J&E International – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP của tổ chức y tế thế giới WHO và FDA Hoa Kỳ.
Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bằng công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước dưới 70 nm. Nhờ vậy, các thành phần của BoniDetox được hấp thu tối đa và hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniDetox dưới góc nhìn của các chuyên gia đầu ngành
Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế cho biết: “Giãn phế nang là bệnh khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian. Nếu người bệnh mắc cùng lúc viêm phế quản mạn tính và giãn phế nang, bệnh sẽ tiến triển thành COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính) rất nguy hiểm”.
“Nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh giãn phế nang tiến triển nặng hơn là việc phổi bị nhiễm độc bởi các tác nhân như khói thuốc, bụi bẩn, khí độc hại… từ môi trường. Vì vậy, việc dùng các thuốc trị triệu chứng như thuốc giãn phế quản, corticoid hay kháng sinh là không đủ. Điều quan trọng là cần phải tác động giải quyết tình trạng nhiễm độc phổi. Giải độc phổi chính là giải pháp tốt nhất lúc này”.
“Tôi lựa chọn BoniDetox cho bệnh nhân của mình. Vì đây là sản phẩm có công thức toàn diện chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như baicalin (hoàng cầm), xuyên tâm liên, xuyên bối mẫu, Fucoidan… Các thảo dược đó đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng tốt trong việc giải độc phổi, tăng cường sức đề kháng cho phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới. Hơn nữa, sản phẩm này còn được sản xuất bởi tập đoàn Viva Nutraceuticals của Mỹ. Đây là tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới, với công nghệ bào chế hiện đại giúp tối ưu hóa tác dụng của thảo dược. Vì vậy, hiệu quả thu được khi sử dụng sẽ là cao nhất”.
Bài viết trên đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi “Giãn phế nang có nguy hiểm không?” Đây thực sự là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Để được tư vấn về bệnh cũng như sản phẩm BoniDetox xin mời các bạn liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984.464.844. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Giải pháp nào là tối ưu?
- Biến chứng tim mạch nguy hiểm của bệnh hen phế quản