Tại sao nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Nội dung chính

 

   Ung thư phổi là một bệnh ung thư luôn đứng top đầu về nguy cơ mắc và gây tử vong. Căn bệnh này được bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn, cả nam và nữ giới. Trong đó, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng lên đáng kể ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

   Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn và mối quan hệ giữa COPD và ung thư phổi trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tại sao nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

 

Mối quan hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi

   Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một trong trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Tỷ lệ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính vào khoảng 11,7%, tương đương với 384 triệu người.

   Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính vào khoảng 4,2% dân số. Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những triệu chứng khó chịu của bệnh làm chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm đáng kể. Không chỉ có vậy, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng COPD nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, suy tim, rối loạn nhịp tim và cả ung thư phổi.

   Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1% số người mắc phổi tắc nghẽn mãn tính phát triển thành ung thư phổi. Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra, những người bị COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp đôi.

   Đồng thời, những người mắc COPD cũng có nguy cơ tái phát ung thư phổi cao hơn bình thường. Nghiên cứu năm 2010 cho thấy, tỷ lệ tái phát ung thư phổi trong vòng 10 năm ở người bệnh COPD là 21,3%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người không mắc COPD là 13,5%.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm được chẩn chẩn đoán mắc ung thư phổi ở người bệnh COPD cũng thấp hơn.

 

Tại sao người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ ung thư phổi cao hơn?

    Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác về việc tại sao nguy cơ ung thư phổi lại gia tăng ở người mắc COPD. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy tình trạng này được biết đến là:

Do tiếp xúc với khói thuốc lá

   Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra cả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi. Trong đó, hút thuốc lá góp mặt trong khoảng 90% các trường hợp mắc COPD. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên hàng chục lần.

   Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá lâu năm còn khiến các chất độc tích tụ nhiều trong phổi. Điều này sẽ làm phổi bị nhiễm độc, làm cho các tổn thương do COPD trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nguy cơ ung thư phổi cũng sẽ tăng lên nhiều hơn ở những đối tượng này.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người bệnh COPD

 

Do tuổi tác

   Phần lớn những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều là người có tuổi. Đây cũng được coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở người bệnh COPD. Bởi lẽ, nguyên nhân gây ra ung thư phổi là do tổn thương gen di truyền, từ đó tạo ra tế bào ác tính.

   Khi có tuổi, các tế bào sẽ trở nên suy yếu, khả năng sửa chữa những sai sót bị giảm đi. So với người bình thường, người bệnh COPD có số lượng tế bào hư hỏng và đột biến tích lũy cao hơn rất nhiều do phổi bị tổn thương trong thời gian dài. Điều này tạo điều kiện để các tế bào ác tính xuất hiện.

Do suy giảm miễn dịch

   Những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có sức đề kháng kém hơn nhiều so với người bình thường. Một phần là do tuổi tác, một phần là do sức khỏe suy kiệt vì bệnh tật, dùng nhiều thuốc. Trong đó, corticoid là một loại thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch.

    Hệ miễn dịch vốn giữ nhiệm vụ loại bỏ các tế bào bị hư hỏng. Do đó, suy giảm miễn dịch sẽ tạo điều kiện để tế bào ác tính xuất hiện và phát triển. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Các thay đổi sinh lý bên trong phổi

   Phổi của bệnh nhân COPD bị thiếu oxy do lưu lượng khí giảm. Điều này sẽ kích hoạt yếu tố cảm ứng thiếu oxy (HIF) 1-alpha. Cảm ứng HIF-1α cũng được thấy trong các tế bào ung thư phổi do môi trường thiếu oxy cục bộ.

   HIF-1α điều chỉnh hơn 200 gen, kích hoạt quá trình đường phân, hoạt hóa telomerase, ngừng quá trình biệt hóa và có thể ức chế quá trình tế bào chết theo chu trình.

Tình trạng viêm mãn tính

  Tình trạng viêm mãn tính trong COPD sẽ gây tổn thương phổi. Tình trạng này cũng kích thích sự phân chia tế bào nhằm khôi phục cân bằng nội môi.

   Trong đó, các tế bào biểu mô sẽ biến đổi thành các tế bào trung mô. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến vị trí tổn thương. Tốc độ phân chia tế bào tăng lên, kết hợp với việc tăng tổn thương ADN do các chất độc tích tụ trong phổi, làm tăng nguy cơ phát sinh các tế bào đột biến và mắc ung thư.

 

Tình trạng viêm mãn tính trong phổi làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi

 

Kích hoạt protein Wnt

   Wnt là các protein thông tin ngoại bào liên kết với thụ thể trên các tế bào. Kích hoạt protein Wnt ở người bệnh COPD là động lực thúc đẩy sự tăng sinh tế bào. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về vấn đề: “tại sao người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ cao mắc ung thư phổi”. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044