Nội dung chính
Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chức năng hô hấp bị suy giảm, khiến họ thường xuyên khó thở kèm theo ho, đờm. Kể cả khi bệnh ở giai đoạn ổn định, hoạt động hít thở vẫn rất khó khăn. Do vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh COPD cần áp dụng biện pháp giúp phục hồi chức năng hô hấp tại nhà. Và biện pháp đó sẽ được hé lộ ở bài viết dưới đây, mời các bạn cùng đón đọc!
Cách phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Những thông tin cơ bản về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh mà luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi, làm giảm chức năng thông khí. Bệnh bao gồm:
– Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết đờm nhầy trong phế quản gây ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.
– Khí phế thũng (giãn phế nang): Túi khí trong phổi bị tổn thương.
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do phổi bị nhiễm độc bởi các tác nhân độc hại (khói thuốc lá, khí thải, bụi, vi khuẩn, virus…) từ môi trường ô nhiễm. Chúng tấn công, khiến phổi tổn thương, nhiễm độc và hình thành bệnh với hàng loạt triệu chứng ho, đờm, khó thở…
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường tiến triển nặng dần theo thời gian. Khi có yếu tố kích thích đường hô hấp như nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, khói thuốc lá… đợt cấp COPD sẽ xuất hiện. Lúc này, các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn, người bệnh dễ bị suy hô hấp nếu không xử trí kịp thời.
Đợt cấp càng tái phát nhiều, sức khỏe người bệnh càng suy giảm, nguy cơ cao bệnh tiến triển thành các biến chứng như tăng áp lực động mạch phổi, tâm phế mạn, tràn khí màng phổi…
Nhiễm độc phổi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD
Bên cạnh đó, các thuốc tây y điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường là thuốc giảm ho, long đờm, giãn phế quản, kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn… Chúng chỉ giải quyết triệu chứng bệnh chứ không có tác dụng phục hồi chức năng hô hấp. Vì vậy, người bệnh vẫn thường xuyên tái phát khó thở, ho, đờm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Tầm quan trọng của việc phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh COPD
Cách phục hồi chức năng hô hấp bao gồm các phương pháp:
– Giáo dục sức khỏe: Người bệnh được tư vấn bỏ thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng thuốc hít, thuốc xịt đúng cách…
– Vật lý trị liệu hô hấp: Hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, cách ho khạc đờm, tập luyện những bài tập thể dục để tăng cường thể chất.
– Hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội: Nhằm cải thiện được tình trạng trầm cảm hay gặp ở bệnh nhân COPD.
Các phương pháp trên mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nó giúp giảm tình trạng ho, đờm, khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người bệnh hoạt động thể chất tốt hơn. Qua đó, nguy cơ tái phát cơn cấp và số lần nhập viện cũng được giảm thấp.
Cách phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh COPD thực hiện như thế nào?
Sau khi giáo dục sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp vật lý trị liệu hô hấp. Cách tập luyện bao gồm:
– Tập sức bền:
Bài tập này có hai phần với mục đích khác nhau:
+ Tập chi dưới nhằm giúp làm khỏe các cơ, hỗ trợ khả năng di chuyển, cải thiện hoạt động của tim và phổi. Cách tập rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng với thời gian tăng dần lên mỗi ngày.
+ Tập chi trên giúp giảm bớt khó thở và giảm nhu cầu thông khí trong các hoạt động dùng tay. Khởi đầu, người bệnh vung tay tự do nhẹ nhàng, sau đó thử sức với quả tạ hoặc thiết bị phù hợp để cho cơ thể quen dần.
Người bệnh có thể tập luyện với thiết bị phù hợp
– Tập sức cơ:
Người bệnh lặp đi lặp lại một động tác để gia tăng khối lượng cơ và sức bền. Tốc độ thực hiện từ chậm đến trung bình, kết hợp hoạt động hít thở: Hít vào khi giãn cơ và thở ra khi co cơ.
Các bài tập tham khảo: Đạp xe, nâng chân tại chỗ, bước bậc thang, nâng tạ tự do, ném bóng…
– Bài tập thông đờm làm sạch đường thở
Mục đích của bài tập này là giúp loại bỏ đờm, làm thông thoáng đường thở. Chúng gồm hai kỹ thuật sau:
Ho có kiểm soát
+ Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế để cơ thể thư giãn, thoải mái.
+ Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.
+ Bước 3: Nín thở trong vài giây.
+ Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.
+ Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng, thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.
Người bệnh ngồi thoải mái rồi ho mạnh 2 lần để đẩy đờm ra
Kỹ thuật thở ra mạnh
Thở ra mạnh nhằm thay thế động tác ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho. Cách thực hiện như sau:
+ Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
+ Bước 2: Nín thở trong vài giây.
+ Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
+ Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại.
– Các bài tập thở
Mục đích của bài tập thở là nhằm củng cố và duy trì chức năng hô hấp, khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập sau:
Thở chúm môi
Đây là bài tập giúp đường thở không bị xẹp lại khi thở ra, lượng khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm khó thở. Người bệnh nên thực hiện động tác thở chúm môi nhiều lần những lúc khó thở cho đến khi thở dễ hơn.
Cách thực hiện như sau:
+ Bước 1: Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm qua mũi.
+ Bước 2: Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Hình ảnh thở chúm môi
Bài tập thở hoành
Bài tập này giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng cho cơ thể. Người bệnh nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày để tạo thành thói quen.
Cách thực hiện gồm các bước:
+ Bước 1: Đặt 1 bàn tay lên bụng, tay còn lại đặt lên ngực.
+ Bước 2: Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên.
+ Bước 3: Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.
Sau quá trình vật lý trị liệu, các bác sĩ sẽ hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, giúp họ có tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực khi đối mặt với bệnh tật. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại như khói thuốc lá, bụi, khí thải…
Một việc quan trọng khác mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên bỏ qua để phục hồi chức năng hô hấp chính là giải độc phổi. Bởi lẽ ngay cả khi bạn không còn tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm thì tác nhân có hại vẫn bám lại trong phổi, tiếp tục gây độc, khiến tình trạng bệnh COPD ngày càng trở nặng. Khi lá phổi được lọc sạch độc tố, chức năng hô hấp sẽ dần phục hồi, các triệu chứng ho, đờm, khó thở cũng được cải thiện hiệu quả. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện việc đó!
Giải độc phổi là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của người bệnh COPD
BoniDetox – Sản phẩm vượt trội giúp giải độc phổi cho người bệnh COPD
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Với công thức toàn diện được xây dựng từ sự kết hợp của nhiều thảo dược tự nhiên, sản phẩm mang đến hiệu quả vượt trội. Cụ thể, thành phần của BoniDetox bao gồm:
– Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Đây là những thành phần quan trọng giúp giải độc phổi với cơ chế:
+ Giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, làm sạch phổi.
+ Giúp bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do.
+ Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
Nhờ đó, BoniDetox giúp khắc phục nguyên nhân gốc của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng nhiễm độc phổi, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả.
– Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài trước khi chúng kịp tấn công sâu vào phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.
– Các thảo dược giúp làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo dược này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở của người bệnh COPD.
– Thành phần giúp tăng sức đề kháng cho phổi, giảm nguy cơ ung thư: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư cho người bệnh.
Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox
Bạn chỉ cần uống BoniDetox mỗi ngày 4 viên chia 2 lần, sản phẩm sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi, đồng thời giúp giảm ho, đờm, khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh COPD.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng không nên bỏ qua chính là sử dụng BoniDetox để giải độc phổi. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
XEM THÊM: