Nội dung chính
Người mắc các bệnh phổi mạn tính nếu không được kiểm soát tốt có thể bị biến chứng tâm phế mạn hay còn gọi là bệnh tim do phổi. Đây là một biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, người mắc các bệnh phổi nên biết những thông tin cần thiết và cách phòng biến chứng này.
Biến chứng tâm phế mạn cho bệnh phổi mạn tính.
Tâm phế mạn là gì?
Tâm phế mạn (hay còn gọi là bệnh tim do phổi) là tình trạng suy tim phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi, gây nên bởi các bệnh lý mạch máu hay nhu mô phổi.
Cụ thể: Bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi do các nguyên nhân từ mạch máu hay nhu mô phổi sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho thất phải. Từ đó, thất phải cần phải tăng lực co bóp để đẩy được máu vào động mạch phổi. Sau một thời gian, cơ thất phải bị giãn sẽ dẫn tới tình trạng suy tim phải (hay còn gọi là tâm phế mạn).
Các bệnh phổi dễ bị biến chứng tâm phế mạn là:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm phế mạn.
- Tăng áp lực phổi tiên phát.
- Bệnh hen suyễn không được kiểm soát ổn định.
- Phẫu thuật hay chấn thương làm mất số lượng lớn nhu mô phổi.
- Bệnh bụi phổi.
- Bất thường giải phẫu lồng ngực hay đốt sống ngực như gù, vẹo cột sống.
- Mắc bệnh lý ngừng thở khi ngủ.
- Lao phổi, xơ phổi.
- Viêm phế quản mạn tính.
- Viêm phổi kẽ.
Các triệu chứng tâm phế mạn
Bệnh nhân bị tâm phế mạn thường có triệu chứng đầu tiên là khó thở hoặc choáng váng trong khi hoạt động. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy tim đập nhanh, thình thịch trong lồng ngực.
Theo thời gian, các triệu chứng ngày càng rõ ràng, xảy ra cả khi bệnh nhân chỉ vận động nhẹ, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng thường gặp là:
- Khó chịu ở ngực, thường là phía trước ngực.
- Nhịp tim rối loạn và nhanh bất thường.
- Đau ngực.
- Ngất xỉu trong khi đang vận động.
- Nổi tĩnh mạch ở cổ.
- Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn.
- Phù mềm, ấn lõm hai châm, tím tái.
- Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
- Các triệu chứng rối loạn chức năng phổi như thở khò khè, ho, nhiều đờm…
- Môi và ngón tay tím tái hoặc hơi xanh.
Triệu chứng tâm phế mạn kể cả khi suy tim xuất hiện đều không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Điều này dẫn đến bệnh nhân tâm phế mạn thường chủ quan, tới khám bệnh viện muộn, hiệu quả và khả năng cứu chữa cũng suy giảm đáng kể.
Cách để phòng ngừa bệnh tâm phế mạn
Để phòng ngừa bệnh tâm phế mạn ở các bệnh nhân mắc các bệnh phổi mạn tính, người bệnh nên:
- Tránh các nguyên nhân gây bệnh lý viêm phổi mạn tính như: Khói thuốc lào, thuốc lá, bụi và môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc với môi trường độc hại cần dùng khẩu trang để có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ảnh hưởng đến phổi.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như: Phế cầu, cúm,…
- Khi gặp bệnh viêm nhiễm hô hấp cần điều trị triệt để, tránh tái lại.
- Khi mắc bệnh mạn tính cần thường xuyên thăm khám để điều trị bệnh.
- Cần có chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, luyện thở và có chế độ ăn đủ chất.
- Kiểm soát tốt các bệnh phổi mạn tính như COPD, hen, bụi phổi: Bệnh nhân nên tham khảo sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
Trên đây là một số triệu chứng của biến chứng tâm phế mạn và cách phòng ngừa. Để phòng ngừa biến chứng tâm phế mạn nói riêng và các biến chứng khác của bệnh phổi mạn tính nói trên, người bệnh cần có biện pháp cải thiện tốt bệnh như sử dụng BoniDetox. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: