Hen suyễn về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung chính

 

   Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 60% bệnh nhân hen suyễn liên tục có các triệu chứng về đêm vào một thời điểm nào đó và khoảng 30 – 70% bệnh nhân có các triệu chứng hen suyễn về đêm ít nhất một tháng một lần. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng hen suyễn về đêm, cách cải thiện và phòng tránh hiệu quả.

 

Nguyên nhân nào gây ra các cơn hen suyễn về đêm?

 

Hen suyễn về đêm là gì?

   Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

   Hen suyễn về đêm là tình trạng các triệu chứng hen suyễn của một người trở nên trầm trọng vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

 

Các triệu chứng hen suyễn về đêm

   Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, các triệu chứng của bệnh hen suyễn về đêm sẽ tương tự như bệnh hen suyễn ban ngày, bao gồm:

  • Thở khò khè.
  • Ho gây khó ngủ.
  • Tức ngực.
  • Khó thở, thở ngắt quãng.

   Tần suất và mức độ của các triệu chứng hen suyễn về đêm thường tương ứng với các triệu chứng ban ngày. Ví dụ: Nếu các triệu chứng hen suyễn ban ngày của bệnh nhân nhẹ thì chúng cũng sẽ nhẹ vào ban đêm.

 

Nguyên nhân gây ra hen suyễn về đêm

   Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các cơn hen suyễn về đêm:

Đường thở thu hẹp

   Khi bạn ngủ, đường thở có xu hướng thu hẹp hơn khiến không khí khó lưu thông hơn. Điều này có thể gây ra các cơn ho vào ban đêm, khiến đường hô hấp càng bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, sự thoát dịch từ các xoang tăng lên khi ngủ cũng là một nguyên nhân khiến đường hô hấp của các bệnh nhân bị kích ứng, các cơn hen suyễn trở nên trầm trọng hơn vào đêm.

 

Khi ngủ, đường thở thu hẹp làm tăng nguy cơ hen suyễn.

 

Do hormone

   Các cơn hen suyễn về đêm có thể xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ như hormone cortisol và epinephrine. Hormone epinephrine có tác dụng làm giãn cơ thành phế quản, giúp đường thở rộng hơn. Hormone này cũng ngăn chặn sự giải phóng của histamin – chất gây tiết chất nhầy và co thắt phế quản. Tuy nhiên, nồng độ epinephrine thấp nhất vào khoảng 4 giờ sáng, trong khi mức histamine có xu hướng đạt đỉnh vào thời điểm này. Điều này khiến bạn bị hen suyễn về đêm khi ngủ.

Do đáp ứng pha muộn

   Khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn, cơn hen thường sẽ xuất hiện ngay sau đó và kết thúc trong vòng một giờ. Tuy nhiên, tình trạng đó chỉ là tạm thời.

   Có khoảng 50% những người sau khi lên cơn hen, trong vòng 3-8 giờ sau đó lại lên cơn hen nữa. Giai đoạn này được gọi là phản ứng pha muộn. Nó được đặc trưng bởi sự gia tăng phản ứng đường thở, sự phát triển viêm phế quản và thời gian tắc nghẽn đường thở kéo dài hơn so với lần đầu.

   Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi bệnh nhân hen suyễn tiếp xúc với các tác nhân vào buổi tối thì dễ bị đáp ứng pha muộn hơn và có nhiều khả năng gặp phải phản ứng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Do không khí

   Vào ban đêm, không khí thường lạnh và khô hơn, đặc biệt là ở những gia đình sử dụng điều hòa. Không khí lạnh và khô cũng là một nguyên nhân dẫn đến các cơn hen suyễn về đêm.

Do tư thế ngủ

   Bệnh nhân hen suyễn nằm ngửa khi ngủ cũng rất dễ bị hen suyễn về đêm. Nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, như sự tích tụ dịch tiết trong đường thở, tăng thể tích máu trong phổi, giảm thể tích phổi và tăng sức cản đường thở. Do đó, bệnh nhân hen suyễn cần chú ý không nên nằm ngửa.

 

Cách khắc phục và phòng ngừa các cơn hen về đêm

   Để khắc phục và phòng ngừa các cơn hen về đêm, người bệnh nên chú ý:

  • Giữ không gian phòng ngủ luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Giặt giũ và phơi nắng chăn màn, ga đệm để diệt mạt bụi.
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí để lọc bụi bẩn, lông thú.
  • Sử dụng điều hòa để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm phòng tốt hơn.
  • Tư thế nằm phù hợp và tập hít thở đúng cách.
  • Chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
  • Luôn mang thuốc ở bên mình.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Tránh xa các loại thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và tinh bột tinh chế cao. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất béo không bão hòa và xơ vào thực đơn hàng ngày của mình.

  Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên thì bụi bẩn và môi trường ô nhiễm chính là yếu tố gây khởi phát cơn hen, vì thế để phòng ngừa những cơn hen về đêm cũng như kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn nên tìm cách để thanh lọc, giải độc và bảo vệ phổi hiệu quả.

   Một sản phẩm với nhiều công dụng đặc biệt như trên chính là BoniDetox của Mỹ.  BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Với công thức toàn diện được xây dựng từ sự kết hợp của nhiều thảo dược tự nhiên, sản phẩm mang đến hiệu quả vượt trội cho người bị bệnh hen phế quản.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

     Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng hen suyễn về đêm. BoniDetox là sản phẩm vô cùng ưu việt được hàng vạn khách hàng tin tưởng sử dụng để chung sống hòa bình với bệnh lý hen phế quản. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà