Lợi ích của một chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân COPD

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh hô hấp phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nhân thường chỉ chú ý đến việc dùng thuốc mà không biết rằng một chế độ ăn phù hợp cũng mang lại nhiều lợi ích. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu lợi ích của một chế độ ăn phù hợp cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hướng dẫn chi tiết để đạt được những lợi ích này. Mời bạn cùng theo dõi!

 

Chế độ ăn phù hợp có lợi ích gì cho bệnh nhân COPD.

 

Lợi ích của một chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân COPD

Giúp kiểm soát cân nặng

   Đối với bệnh nhân COPD, việc kiểm soát cân nặng khá phức tạp. Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và có thể khiến các triệu chứng của bệnh (ví dụ như khó thở) trở nên nghiêm trọng hơn do làm tăng áp lực lên tim và phổi.

   Tuy nhiên, suy dinh dưỡng và thiếu cân cũng là một vấn đề lớn ở bệnh nhân COPD. Suy dinh dưỡng khá phổ biến ở những đối tượng bệnh nhân này, nguyên nhân do người bệnh COPD phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn người bình thường vì phải tăng cường hoạt động hô hấp chống lại sự tắc nghẽn phế quản và tình trạng ứ khí trong lồng ngực. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, các cơ hô hấp của bệnh nhân COPD cần lượng calo gấp 10 lần so với những người không mắc bệnh.

   Suy dinh dưỡng cũng làm cho bệnh COPD trở nên nghiêm trọng hơn vì nó khiến cho các bắp cơ toàn thân trong đó có cơ hô hấp bị mỏng đi, bị yếu đi không đảm đương nổi hoạt động hô hấp. Các bắp cơ hô hấp rất yếu và dễ mỏi mệt còn phải gắng sức lâu dài để đối phó với tình trạng tắc nghẽn phế quản sẽ trở nên quá tải và người bệnh sẽ khó thở nhiều hơn.

   Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng trong mức lý tưởng rất quan trọng với bệnh nhân COPD. Bệnh nhân cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để có thể điều chỉnh chúng trở lại đúng phạm vi cân nặng lý tưởng khi có xu hướng bị chệch.

Tăng cường hệ miễn dịch

   Các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp đều có thể là nguyên nhân gây khó thở và dẫn đến đợt cấp COPD. Nhiễm trùng phổi ở bệnh nhân COPD sẽ tác động rất nghiêm trọng đến lá phổi vốn đã suy yếu của họ. Bên cạnh đó, bản thân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng đã làm giảm khả năng tránh nhiễm trùng của cơ thể.

   Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và giàu vitamin C, vitamin D sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng.

Chữa lành tổn thương

   Chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin K sẽ tăng khả năng tự phục hồi các tổn thương của cơ thể, trong đó có tổn thương phổi.

Duy trì năng lượng

   Như chúng ta đã biết, bệnh nhân COPD phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn người bình thường. Do đó, họ cần có chế độ ăn phù hợp để cung cấp đủ năng lượng cho bản thân. Để làm được điều này, người bệnh cần ăn đủ lượng carbohydrate cần thiết. 

   Ngoài ra, chế độ ăn của họ nên bổ sung được cả iod – một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể tạo ra hormone tuyến giáp để điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng và vitamin B12, sắt để tăng cường các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy.

Tránh viêm

   Với bệnh nhân COPD, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa để chống viêm như thực phẩm giàu omega – 3.

   Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng các thực phẩm giàu chất bảo quản cũng gây ra các phản ứng viêm thúc đẩy COPD, vì vậy bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm giàu chất này.

 

Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp mang lại lợi ích cho bệnh COPD

   Nguyên tắc chung của chế độ ăn cho bệnh nhân COPD là:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng và hen suyễn.
  • Loại bỏ (hoặc ít nhất là giảm thiểu) thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất như carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm như trái cây, rau, đậu, các loại hạt, sữa, thịt nạc và hải sản.
  • Không ăn quá nhiều muối và đường.

Ví dụ về một số thực phẩm nên ăn và nên tránh:

 

Thực phẩm nên ăn Thực phẩm nên tránh
Nước lọc, nước ép rau – củ – quả Đồ uống có cồn và đồ uống có ga.
Trái cây, rau củ Thực phẩm chế biến sẵn.
Hải sản, thịt Thực phẩm chứa các chất béo chuyển hóa.
Các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên. Muối
Chất làm ngọt tự nhiên Đường
  Thực phẩm làm khởi phát các triệu chứng

 

   Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Chế độ ăn uống tuy không thể điều trị COPD nhưng nó sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh COPD hoặc các biện pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà