Chỉ số BODE để dự đoán khả năng sống sót của bệnh COPD

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?” là mối quan tâm của phần lớn những người mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, tuy chưa có cách nào để biết được một cách chính xác điều này nhưng các bác sĩ có thể dự đoán thời gian chung sống với COPD nhờ vào chỉ số BODE.

 

Chỉ số BODE là gì?

 

Chỉ số BODE là gì?

   Chỉ số BODE là một hệ thống phân loại đa chiều cung cấp thông tin hữu ích tiên lượng và có thể đo lường tình trạng sức khỏe của bệnh nhân COPD. Dựa vào 4 thước đo khác nhau về chức năng phổi, chỉ số này đưa ra dự đoán về thời gian sống của bệnh nhân COPD.

Chỉ số BODE được tính dựa trên 4 yếu tố sau:

  • B (chữ cái đầu tiên của BMI – chỉ số khối cơ thể): Đây là phép tính được thực hiện bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương.
  • O (Tắc nghẽn đường thở): Độ tắc nghẽn đường thở được đo bằng chỉ số FEV1 – chỉ số thở ra gắng sức trong một giây. Đây là một xét nghiệm chức năng phổi, biểu thị số lượng không khí bạn có thể thổi ra trong một giây.
  • D (Khó thở): Mức độ khó thở của bệnh nhân được tính theo thang mMRC.
  • E (Khả năng gắng sức): Dựa vào nghiệm pháp đi bộ trong 6 phút để đánh giá khả năng gắng sức của bệnh nhân.

 

Các yếu tố đánh giá chỉ số BODE

B – Chỉ số khối cơ thể

   Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành. Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. Với người bệnh COPD thì thiếu cân và suy dinh dưỡng là các dấu hiệu cho thấy mức độ bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Công thức tính chỉ số BMI

 

O – Tắc nghẽn đường thở

   Mức độ tắc nghẽn đường thở được đánh giá bằng chỉ số FEV1 – thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên. Nếu phổi và đường thở bình thường, một người có thể thổi hầu hết không khí ra khỏi phổi trong vòng 1 giây.

D – Khó thở

   Mức độ khó thở của bệnh nhân được đánh giá theo thang đo mMRC – đây là thang đo  triệu chứng khó thở của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC). Thang điểm được chia thành 5 cấp bậc  dựa trên mức độ khó thở của bệnh nhân liên quan đến hoạt động thể chất. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khó thở được đánh giá theo thang điểm từ cấp độ 0 đến 4 như sau:

  • Điểm 0: Bệnh nhân bị khó thở khi tập thể dục quá sức.
  • Điểm 1: Bệnh nhân bị khó thở khi đi nhanh hoặc đi bộ lên dốc.
  • Điểm 2: Bệnh nhân đi bộ chậm hơn so với những người cùng lứa tuổi trên cùng cấp độ vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở.
  • Điểm 3: Bệnh nhân phải dừng lại để thở sau khi đi bộ khoảng 100m hoặc sau vài phút.
  • Điểm 4: Bệnh nhân bị khó thở khi hoạt động nhẹ nhất như đi ra khỏi nhà, khó thở khi mặc quần áo hoặc cởi quần áo.

Khả năng gắng sức

   Khả năng chịu đựng khi tập thể dục đề cập đến mức độ hoạt động của một người nào đó với những hạn chế do bệnh phổi của họ đặt ra. Một bài kiểm tra được gọi là bài kiểm tra đi bộ 6 phút được sử dụng để thu được giá trị cho chỉ số BODE.

 

Cách tính chỉ số BODE

Điểm BODE được tính dựa trên 4 yếu tố như sau:

 

Điểm BODE 0 1 2 3
BMI >21 21    
FEV1 ≥65 50 – 64 36 – 49 35
Quãng đường đi được trong 6 phút (m) ≥350 250 – 349 150 – 249 149
thang đo khó thở mMRC 0 – 1 2 3 4

 

   Dựa vào chỉ số BODE, chúng ta có thể dự đoán tỷ lệ sống sót sau 4 năm như sau:

  • 0-2 điểm : 80%
  • 3-4 điểm : 67%
  • 5-6 điểm : 57%
  • 7-10 điểm : 18%

 

Làm thế nào để sống lâu hơn cùng bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính?

    Để kiểm soát tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với những người mới mắc bệnh và được kê thuốc xịt, thuốc hít thì cần hỏi kỹ bác sĩ điều trị cách sử dụng, tốt nhất là người bệnh nên thao tác lại các bước để bác sĩ theo dõi xem mình thực hiện đúng hay chưa.
  • Tái khám định kỳ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu bia, uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, không nên thức khuya, bỏ thuốc lá, hạn chế đi đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, khi ra đường nên đeo khẩu trang…
  • Giải độc phổi và phục hồi chức năng phổi tổn thương: Như chúng ta đã phân tích ở trên, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, lá phổi vốn bị nhiễm độc, tổn thương và suy yếu. Nếu không có biện pháp bảo vệ phổi, giải độc phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương thì tình trạng ho, đờm, khó thở sẽ kéo dài không dứt, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần sử dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương một cách hiệu quả. Và giải pháp đó chính là BoniDetox của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về chỉ số BODE trong dự đoán khả năng sống sót của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các biện pháp để cải thiện bệnh. Nếu còn điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà