Ô nhiễm không khí trong sương mù: Hà Nội ngỡ như Sa Pa

Nội dung chính

 

   Dạo gần đây, thời tiết Hà Nội chuyển dần từ mùa đông sang xuân, độ ẩm cao tạo thành sương mù bao phủ toàn thành phố. Người dân cứ ngỡ được nhìn thấy khung cảnh tựa như Sa Pa. Thế nhưng thực tế, sương mù Sa Pa là không khí trong lành, còn ở Hà Nội, sương mù kèm theo ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

 

Ô nhiễm không khí trong sương mù: Hà Nội ngỡ như Sa Pa

 

Ô nhiễm không khí trong sương mù: Hà Nội ngỡ như Sa Pa

   Sáng 2/2, chỉ số ô nhiễm tại nhiều khu vực ở Hà Nội vượt ngưỡng 200. Chỉ số bụi mịn cao gấp 37 lần khuyến nghị của WHO, ở mức “có hại sức khỏe”. Theo AirVisual (tổ chức đo chất lượng không khí thế giới), chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều nơi ở thủ đô là trên 200 (0-50 là chỉ số tốt).

   Đây là tình trạng ô nhiễm ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già, trẻ nhỏ, gây bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp. Đặc biệt, chỉ số bụi mịn PM2.5 tại thành phố là 185 µg/m³, gấp 37 lần quy định về chất lượng không khí hàng năm của WHO (5 µg/m3).

   Bụi mịn hay bụi PM 2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí. Khi nồng độ của nó tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù ở miền núi. Khác ở chỗ, nơi nhiều sương mù như Sa Pa là nơi có không khí trong lành. Còn ở Hà Nội, sương mù được tạo nên từ lượng bụi mịn nồng độ cao, vừa hại sức khỏe, vừa cản trở tầm nhìn của các phương tiện giao thông. Dự báo trong những ngày tới, các chỉ số vẫn tiếp tục ở mức nguy hại, đặc biệt là sáng sớm.

   Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia chia sẻ, hình thái thời tiết sương mù, mưa phùn, nồm ẩm này sẽ kéo dài ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong vài ngày tới.

   Lý giải về hiện tượng ô nhiễm không khí, chuyên gia khí tượng cho rằng, nguyên nhân là do các nguồn phát thải không giảm, cộng thêm thời tiết nồm ẩm, lượng sương mù dày khiến bụi trong không khí bị lưu trữ ở tầng thấp khuếch tán ngày càng rộng.

   Tương tự, bác sĩ Lê Hoàn, Trưởng Khoa Nội tiết – Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết sương mù dày đặc là do độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Chính kiểu thời tiết này là thủ phạm gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

 

Ô nhiễm không khí trong sương mù làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng

 

Ô nhiễm không khí trong sương mù: Điều kiện thuận lợi hình thành các bệnh lý nghiêm trọng

   Ô nhiễm không khí trong sương mù ảnh hưởng rất nhiều đến người có bệnh hô hấp mạn tính, người già và trẻ nhỏ. Chúng tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển, lây bệnh, từ đó gia tăng nhiễm trùng hô hấp. Việc hít thở trong thời tiết sương mù kèm bụi mịn khiến bạn phải tiếp xúc với không khí lạnh, hơi nước và tác nhân gây hại. Theo đó, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, ho, sổ mũi, ngứa mắt…

   Không chỉ có bụi mịn, trong lớp sương mù dày đặc còn có các loại khí thải sinh hoạt, tạp chất càng làm cho hệ hô hấp bị kích thích, gây khó thở. Khi vào cơ thể, chúng xâm nhập vào đường thở, gây tổn thương niêm mạc khí quản, phế quản. Chúng còn đi sâu vào các phế nang, nơi tận cùng của cơ quan trao đổi khí, làm viêm, xơ hóa phế nang dẫn đến nhiều bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính…

   Ngoài ra, bụi mịn kích thước quá nhỏ sẽ xuyên qua phế nang mao mạch vào trong tuần hoàn cơ thể. Hậu quả là chúng gây tổn thương tim mạch, đột quỵ não nếu con người tiếp xúc lâu dài.

   Những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi thường nhạy cảm hơn với bụi mịn. Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày với ô nhiễm không khí trong sương mù có nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…

   Ngoài ra, nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột, lúc hanh khô, khi ẩm ướt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ kích hoạt các đợt cấp của bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính

 

Cách phòng ngừa tác hại của ô nhiễm không khí trong sương mù là gì?

 

Cách phòng ngừa tác hại của ô nhiễm không khí trong sương mù

   Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Nguồn gốc dẫn đến tình trạng này đến từ các hoạt động của con người như khí thải của các xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn…

   Để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí trong sương mù, chuyên gia khuyến cáo:

  • Cần đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài.
  • Hạn chế tập thể dục ngoài trời khi có sương mù và thời tiết bị ô nhiễm.
  • Nhóm nguy cơ cao không nên ra ngoài vào sáng sớm để tránh tiếp xúc với sương mù.
  • Đảm bảo không khí trong nhà, không mở cửa sổ trước khi sương mù tan.
  • Sử dụng máy hút bụi để làm sạch thảm, ghế sofa và sàn nhà.
  • Sử dụng máy lọc không khí để cải thiện độ ẩm và giúp không khí nhà ở trong lành hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau củ quả, uống nhiều nước.
  • Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia…
  • Kết hợp tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
  • Theo dõi huyết áp của bản thân, lắng nghe cơ thể để biết cách bảo vệ sức khỏe phù hợp.

   Như vậy, sương mù Hà Nội không hề trong lành. Nó chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, khởi phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên áp dụng những biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà