Co thắt phế quản là gì? Bị co thắt phế quản có nguy hiểm không?

Nội dung chính

 

   Co thắt phế quản là tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động trao đổi không khí ở phổi, khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Vậy co thắt phế quản là gì, thường gặp trong những bệnh lý nào? Bệnh này có nguy hiểm không? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Co thắt phế quản có nguy hiểm không?

 

Co thắt phế quản là gì?

   Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí từ môi trường bên ngoài sẽ đi qua đường hô hấp trên đến khí quản, sau đó đến các nhánh phế quản nhỏ hơn và vào tới tận phế nang. Như vậy, phế quản đóng một vai trò rất quan trọng, giúp không khí sẽ được chia nhỏ và phổi có thể trao đổi khí tối đa.

   Co thắt phế quản chính là tình trạng các cơ nằm ở xung quanh phế quản bị co thắt khiến đường thở trở nên hẹp hơn và gây khó khăn cho hoạt động hô hấp, trao đổi khí tại phổi.

   Bệnh nhân bị co thắt phế quản thường có những dấu hiệu sau:

  • Căng tức ngực và khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi.
  • Ho nhiều: Phụ thuộc nguyên nhân gây co thắt mà các tuyến phế quản có thể tăng tiết dịch nhầy và dẫn đến triệu chứng ho nghiêm trọng hơn.

 

Phế quản bình thường và phế quản bị co thắt.

 

Co thắt phế quản thường gặp trong các bệnh lý nào?

Co thắt phế quản khó thở có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm:

  • Hen suyễn: Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho.
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản bị sưng viêm, sản sinh ra nhiều đờm nhầy gây tắc nghẽn đường dẫn khí. Co thắt phế quản chính là một triệu chứng khá phổ biến ở những trường hợp bị viêm phế quản.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh mãn tính tại phổi, gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Bệnh có chiều hướng nghiêm trọng tăng theo thời gian, dần dần đường thở bị thu hẹp và co thắt nhiều, bên cạnh một số triệu chứng khác như ho, khó thở, khò khè, tăng tiết đờm….
  • Khí phế thũng: Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ra tình trạng khó thở. Nguyên nhân do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến các túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu.

   Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến co thắt phế quản là:

  • Nhiễm trùng phổi gây ra bởi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, lông thú…
  • Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động (tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá), kể cả thuốc lá điện tử
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như Phenylephrine, Oxymetazoline, thuốc chẹn beta không chọn lọc…
  • Thay đổi thời tiết.
  • Sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật
  • Vận động quá sức

 

Làm sao để điều trị co thắt phế quản?

   Tùy theo nguyên nhân gây co thắt phế quản mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, ví dụ:

  • Hen suyễn: Thường được chỉ định các loại thuốc giãn phế quản với mục đích hỗ trợ đường thở thông thoáng, tránh bị tắc nghẽn.
  • Viêm phế quản cấp tính: Bệnh nhân thường được kê đơn steroid dạng hít nhằm làm thuyên giảm tình trạng co thắt và hẹp đường thở. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ như loãng xương, tăng huyết áp,…
  • Viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng: Bác sĩ kê toa các thuốc hít và thuốc kháng sinh phù hợp hoặc liệu pháp oxy nếu bệnh nhân khó thở nhiều;
  • COPD: Điều trị bằng các loại thuốc (như giãn phế quản hoặc corticosteroid), liệu pháp oxy hoặc phẫu thuật ghép phổi.

   Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng hay COPD ngoài các biện pháp điều trị nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ để kiểm soát tốt các bệnh lý này, giúp giảm triệu chứng co thắt phế quản.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

Làm sao để phòng ngừa co thắt phế quản?

Để dự phòng co thắt phế quản, bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Bệnh nhân cần phải xác định được tác nhân gây dị ứng với mình là gì để phòng tránh. Những trường hợp cần thiết có thể được bác sĩ cho thực hiện các xét nghiệm tìm dị nguyên một cách chính xác nhất.
  • Uống nhiều nước: Giúp chất nhầy hô hấp tích tụ trong ngực loãng ra và giảm co thắt phế quản.
  • Tránh xa thuốc lá, khói bụi hoặc hóa chất: Những tác nhân này có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây co thắt phế quản , song chúng lại gây hại nhiều cho cơ quan hô hấp, chúng kích thích và tăng rủi ro xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp.

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng co thắt phế quản. Nếu chủ quan, những cơn co thắt phế quản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do vậy, khi thấy các triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà