Trào ngược dạ dày và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Nội dung chính

 

    Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về đường tiêu hóa còn hen suyễn là một bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Những tưởng hai căn bệnh này không liên quan đến nhau nhưng trên thực tế, giữa hai căn bệnh này có mối liên quan đến nhau. Người bị trào ngược dạ dày rất dễ bị hen suyễn và ngược lại, người có tiền sử hen suyễn lại có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn hẳn.

 

Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên hệ với nhau

 

Mối liên hệ giữa hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày có thể kích hoạt bệnh hen suyễn

   Một nghiên cứu trên hơn 100.000 cựu chiến binh cho thấy các bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 1,15 lần so với những người không mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được giải thích như sau: Ở những bệnh nhân bị trào ngược, acid dịch vị dạ dày sẽ bị đẩy lên thực quản, lâu dần làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Hơn nữa, acid có thể tràn vào khí quản làm ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến người bệnh bị khó thở và ho dai dẳng nhiều giờ liền. Nếu phổi thường xuyên phải tiếp xúc với dịch axit nồng độ cao sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích từ môi trường bên ngoài như lông, bụi hay phấn hoa. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

    Trào ngược dạ dày thực quản còn kích hoạt phản xạ thần kinh bảo vệ, khiến cho đường thở bị thắt lại để ngăn acid dạ dày xâm nhập vào phổi, dẫn đến các triệu chứng hen suyễn.

Hen suyễn gây ra trào ngược dạ dày thực quản

   Ngược lại, bệnh hen suyễn cũng tác động tiêu cực tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản là từ 30% – 65% ở những bệnh nhân hen suyễn.

   Nguyên nhân dẫn đến là do khi những cơn ho hen xuất hiện gây áp lực rất lớn lên vùng bụng, ngực nhất là cơ hoành. Các cơ này co thắt mạnh sẽ kích thích cho dạ dày co bóp đẩy axit trào ngược lên thực quản nhiều hơn. Không những thế các cơn ho của bệnh hen suyễn làm nhóm cơ có tác dụng chặn axit trào ra khỏi dạ dày trở nên lỏng lẻo. Lúc này axit sẽ dễ dàng trào ngược nhiều hơn bao giờ hết.

 

Hen suyễn có thể góp phần dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

 

Phải làm sao khi bị cả trào ngược dạ dày và hen suyễn?

   Bệnh nhân mắc cả trào ngược dạ dày và hen suyễn cần rèn luyện những thói quen sau để hạn chế bệnh tái phát:

  • Khi đi ngủ, bạn mặc quần áo rộng rãi, dùng gối kê cao đầu. Ngoài ra, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để tránh tình trạng acid trào ngược trong giấc ngủ.
  • Bạn không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều tính axit.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh sống ở những nơi nhiều khói bụi, lông động vật.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Vệ sinh cổ họng bằng cách súc miệng với nước muối mỗi ngày.
  • Tránh cuộc sống nhiều căng thẳng, ức chế để các bệnh dạ dày không có cơ hội phát triển.

   Bên cạnh đó, những bệnh nhân đã mắc bệnh hen suyễn muốn phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì cần kiểm soát tốt bệnh. Bệnh nhân nên sử dụng BoniDetox của Mỹ để kiểm soát tốt căn bệnh này.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ giúp kiểm soát hiệu quả bệnh hen suyễn

 

   Bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản có mối tương quan lẫn nhau, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Hy vọng các biện pháp được đưa ra trong bài sẽ giúp bạn đọc kiểm soát tốt hai căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà