Tổng quan về COPD ở người không hút thuốc

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm hơn 3 triệu người chết mỗi năm, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy khoảng 25% những người mắc bệnh chưa bao giờ hút thuốc.

 

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc là gì?

 

Nguyên nhân COPD ở người không hút thuốc

   Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc

Hút thuốc thụ động

   Đây là tình trạng hít phải khói thuốc (còn gọi là phơi nhiễm) từ người khác. Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc thụ động vào bất kỳ thời điểm nào trong đời, ngay cả khi còn trong bụng mẹ, đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến COPD ở những người không hút thuốc.

Sự ô nhiễm

   Ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người không hút thuốc, đặc biệt ở các khu vực ô nhiễm nặng như khu đô thị, gần khu công nghiệp,… Ngoài ra, ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc phát triển bệnh.

Phơi nhiễm nghề nghiệp

   Những nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều với  than, silic, chất thải công nghiệp, khí, bụi và khói làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD. Nếu làm trong các ngành nghề này, bệnh nhân cần đeo khẩu trang, mặc các trang phục bảo hộ đạt chuẩn và giải độc phổi thường xuyên.

Hen suyễn

   Theo nghiên cứu, hen suyễn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trên thực tế, bệnh nhân có thể phát triển Hội chứng chồng lấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hen suyễn (ACOS) với các triệu chứng đặc trưng của 2 bệnh lý này.

Nhiễm trùng phổi

   Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát thường xuyên có thể khiến phổi bị tổn thương vĩnh viễn.

    Có tiền sử bệnh lao cũng là một yếu tố nguy cơ của COPD, phổ biến ở những khu vực mà nhiều người mắc bệnh lao.

 

Tiền sử bệnh lao cũng là một yếu tố nguy cơ của COPD.

 

Viêm khớp dạng thấp

   Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp viêm mạn tính với cơ chế tự miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể gây viêm (sưng, đau). Đã có nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm của viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phổi, làm tăng nguy cơ mắc COPD.

Di truyền học

   Thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin là yếu tố di truyền duy nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được xác định rõ ràng. Khi cơ thể thiếu hụt men Alpha-1 antitrypsin, các cấu trúc protein của cơ thể bị tấn công, trong đó có các thành phần cấu tạo nên phổi, đặc biệt là phế nang. Các enzyme phân giải protein có thể phá vỡ cấu trúc màng phế nang, từ đó gây khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

>>> Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có di truyền không?

 

Thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng

   Theo nghiên cứu, khi trẻ  ở trong bụng mẹ hoặc trong quá trình phát triển, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức phát triển của phổi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Và ở tuổi trưởng thành, sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố khác như hút thuốc thụ động, bệnh về đường hô hấp và ô nhiễm môi trường.

 

Triệu chứng COPD ở người không hút thuốc

   Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không có tiền sử hút thuốc cũng có các triệu chứng giống như bệnh nhân COPD do hút thuốc nhưng thường mức độ của các triệu chứng nhẹ hơn, như:

  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.
  • Thở khò khè.
  • Tức ngực.
  • Ho có đờm kéo dài.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi.
  • Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau).

   Những người không hút thuốc mắc COPD cũng thường ít phải nhập viện và ít bị viêm phổi hơn những người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc.

 

BoniDetox – Bí quyết phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có tác dụng tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  nhờ các nhóm thành phần sau:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng ho – đờm – khó thở: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.
  • Fucoidan Nhật Bản: Đây là thành phần đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

 

Thành phần và tác dụng của BoniDetox

 

   Vì vậy, BoniDetox là sự lựa chọn tối ưu giúp bạn tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

   Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc. Nếu còn thắc mắc gì về căn bệnh này hoặc sản phẩm BoniDetox, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà