Các loại mùi thơm không tốt cho người bệnh hen suyễn

Nội dung chính

 

   Người bệnh hen suyễn thường rất nhạy cảm với các dị nguyên, bao gồm cả mùi hương. Chúng dễ gây khởi phát cơn hen cấp, khiến họ khó thở, ho, đờm, phải dùng thuốc để cắt cơn. Vậy đó là các loại mùi thơm như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Các loại mùi thơm không tốt cho người bệnh hen suyễn

 

Người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm với mùi hương

   Bệnh hen suyễn hay hen phế quản là bệnh viêm mãn tính xảy ra ở đường hô hấp. Nó làm đường thở bị sưng phù, tiết dịch nhầy và tăng co thắt, hình thành cơn hen suyễn khi gặp các chất kích thích.

   Cơn hen cấp xuất hiện với các biểu hiện khó thở, ho, đờm, tức ngực… Cụ thể, khi nó xuất hiện, cơ trơn phế quản nhanh chóng bị co thắt, niêm mạc phù nề, đờm nhầy tăng lên khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè… Cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa vì suy hô hấp.

   Những yếu tố được cho là góp phần dẫn đến bệnh hen suyễn, kích hoạt cơn khó thở tái phát bao gồm:

  • Dị nguyên: Mỗi người bệnh sẽ đặc biệt nhạy cảm với một số dị nguyên khác nhau. Các dị nguyên thường gặp nhất đó là:
  • Các dị nguyên trong nhà: Bụi nhà, các loại lông động vật, gián, nấm, ẩm mốc…
  • Các dị nguyên ngoài nhà: Phấn hoa, các loại nấm, bụi…
  • Các dị nguyên nơi làm việc: Các loại bụi, mùi hương hóa học nghề nghiệp.
  • Khói thuốc lá: Trong khói thuốc có đến hơn 7000 hóa chất độc hại. Khi hít phải chúng, người bệnh sẽ càng bị nhạy cảm hơn với nhiều chất khác, làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen. Ngoài ra, khói thuốc lá còn khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, người bệnh dễ gặp những đợt nhiễm trùng hô hấp hơn. Bệnh hen suyễn ngày càng nặng.
  • Không khí ô nhiễm: Không khí ô nhiễm có nhiều chất kích thích phế quản dẫn đến các cơn khó thở. Hơn nữa, các tác nhân như bụi mịn, khói, khí thải độc hại… còn làm phổi bị nhiễm độc. Vì vậy, nếu người bệnh thường xuyên sống trong môi trường không khí ô nhiễm, bệnh sẽ tiến triển xấu đi nhanh hơn so với những người bệnh khác.

 

Phấn hoa trong không khí gây khởi phát cơn hen

 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây hen suyễn thường gặp. Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, virus đều có nguy cơ mắc bệnh này.

   Vốn dĩ, đường thở của người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm. Khi gặp mùi thơm được làm từ các chất hóa học, phản ứng dị ứng sẽ xảy ra gây cơn hen cấp. Bởi vậy, họ cần biết và hạn chế tiếp xúc với các loại mùi này.

 

Các loại mùi thơm không tốt cho người bệnh hen suyễn

   Các nhà khoa học nhận thấy, một mùi hương được tạo thành từ 50 đến 300 loại hóa chất khác nhau. Thậm chí, một số loại còn xuất phát từ dầu mỏ.

   Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, mùi hương tổng hợp hấp dẫn khứu giác, giảm mùi khó chịu, thường áp dụng trong liệu pháp mùi hương (phương thức chữa bệnh bằng hương thơm). Tuy nhiên, nếu người bệnh hen suyễn tiếp xúc với chúng thường xuyên sẽ có nguy cơ phải đối mặt với cơn hen cấp. Còn với đối tượng khỏe mạnh cũng dễ gặp các vấn đề về hệ hô hấp, da, tim mạch, thần kinh.

   Cụ thể, một số loại mùi thơm không tốt cho người bệnh hen suyễn bao gồm:

Nước hoa

   Nước hoa chủ yếu là hóa chất tổng hợp, chẳng hạn như phthalates và các dẫn xuất của chúng (paraben, triclosan, salicylat, tecpen, aldehyde, benzene, toluene, styrene, muối gốc nhôm). Nếu người bệnh hen hít phải mùi hương nước hoa với nồng độ cao, cơn hen cấp sẽ tái phát gây khó thở, kho đờm.

 

Nước hoa chủ yếu là hóa chất tổng hợp

 

   Một số trường hợp còn xuất hiện vấn đề thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, mất cân bằng, co giật, ngất xỉu; kích ứng niêm mạc gây chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi; viêm da tiếp xúc gây phát ban, nổi mày đay, ngứa…

Mùi thơm từ các sản phẩm dành cho tóc

   Mùi hương từ các sản phẩm dành cho tóc chứa cyclosiloxan, paraben, chất tạo mùi thơm diethyl phthalate, nước hoa… Chúng đều làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen suyễn.

   Đặc biệt, theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, một số loại thuốc duỗi tóc chứa hoạt chất formaldehyde gây ung thư vú. Phụ nữ nhuộm tóc thường xuyên sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy (một loại ung thư da), ung thư buồng trứng.

Mùi hương từ nến thơm

   Nến thơm sử dụng nguyên liệu sáp parafin có nguồn gốc từ dầu mỏ, hóa chất tạo mùi thơm chứa phthalates. Khi đốt cháy, chúng sẽ giải phóng một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như acetone, benzen, toluen và bụi mịn.

   Nếu hít phải mùi thơm này, bạn dễ bị đau đầu; buồn nôn; khó thở, kích ứng mắt, mũi, cổ họng, tăng tiết dịch hô hấp, làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, hen suyễn.

 

Nến thơm làm từ sáp parafin dễ gây kích ứng hen suyễn

 

Mùi hương từ nhang thơm

   Một số nhang thơm được làm từ bột đá vôi trong xây dựng, chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân… Hơn nữa, người làm nhang còn tẩm ướp nhiều hóa chất tạo mùi.

   Khi đốt nhang, tăm hương và bột làm than hương sẽ tỏa ra bụi mịn, khí độc như CO, CO2, NO2, SO2, formaldehyde, một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại như benzene, toluene, xylene, aldehyd và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), DEP…

   Theo đó, người bệnh hen tiếp xúc thường xuyên với khói nhang dễ bị kích ứng đường thở, gây cơn hen cấp. Chúng cũng là tác nhân khởi phát đợt cấp của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

   Nếu người khỏe mạnh hít nhiều hương từ nhang thơm cũng dễ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng da và mắt…

Mùi thơm từ sản phẩm hóa học

   Sản phẩm tẩy rửa, xịt thơm phòng thường chứa hóa chất tạo mùi có cấu trúc vòng benzen, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde, toluene, chloroform, este, rượu…; chất bảo quản, kháng khuẩn như parabens, triclosan…

   Chúng đều là tác nhân gây khởi phát cơn khó thở ở người bệnh hen suyễn. Hơn nữa, chúng còn gây dị ứng da, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư phổi.

   Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh hen nên thận trọng, tránh xa các loại mùi thơm nêu trên bằng cách:

  • Hạn chế đến nơi đông người, chùa chiền nhiều khói hương nhang.
  • Lau dọn nhà bằng nước ấm và xà phòng, baking soda hoặc hỗn hợp nước và giấm.
  • Hút bụi, quét dọn vệ sinh nhà cửa, sử dụng hệ thống thông gió, trồng cây xanh quanh nhà hoặc sử dụng tinh dầu tự nhiên để tạo hương thơm.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ hóa học. Nếu bắt buộc phải dùng, bạn nên dùng găng tay, đeo khẩu trang, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa trong không gian nhỏ, kín.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các mùi thơm không tốt cho người bệnh hen suyễn. Nếu tiếp xúc với chúng thường xuyên, cơn khó thở sẽ xuất hiện, khiến bệnh tình ngày càng tồi tệ. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng trong cuộc sống hằng ngày.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà