Top 5 bệnh lý thường gặp tại phổi gây thở khò khè ở người già

Nội dung chính

 

   Khi sức khỏe bình thường, cơ thể con người sẽ hít thở dễ dàng, thông thoáng, tiếng thở nhẹ nhàng. Bởi vậy, nếu tiếng thở to, khò khè, khó thở thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề hay bệnh lý nào đó. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các bệnh lý tại phổi gây thở khò khè ở người già, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Thở khò khè ở người già do bệnh gì gây ra?

 

Thở khò khè là gì?

   Thở khò khè là khi hít thở có âm thanh nghe như tiếng huýt sáo liên tục, thô ráp tạo ra trong đường hô hấp, nghe được rõ nhất khi thở ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về hô hấp, chủ yếu xảy ra do hẹp hoặc bị tắc nghẽn đường thở.

   Khi có các tác nhân như: Phấn hoa, khói thuốc lá, thuốc lào, bụi môi trường, hơi hóa chất, vi khuẩn, virus…tấn công, đường thở sẽ bị kích thích gây co thắt, viêm nhiễm dẫn đến phù nề, tăng tiết dịch nhầy và gây tình trạng khó thở, thở khò khè. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ đường thở bị ảnh hưởng mà phổi cũng bị nhiễm độc, dần hình thành các bệnh lý ở phổi.

   Ở người lớn tuổi, có nhiều bệnh lý gây nên tình trạng trên. Trong đó, một số bệnh mãn tính ở phổi là nguyên nhân thường gặp nhất, gây thở khò khè thường diễn, tái đi tái lại.

 

Top 5 bệnh lý thường gặp tại phổi gây thở khò khè ở người già

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý mà luồng không khí bị giới hạn bởi những bất thường ở đường thở (hẹp, bít tắc) và/hoặc bất thường ở phế nang (giãn rộng, mất đàn hồi) do phơi nhiễm với các chất độc hoặc khí độc hại.

 

Bệnh COPD gây thở khò khè ở người già

 

   Bệnh này thường gây khó thở, thở khò khè kèm ho đờm dai dẳng. Ban đầu, cơn khó thở chỉ bắt đầu khi người bệnh hoạt động gắng sức. Thế nhưng ở giai đoạn nặng, dù người bệnh chỉ vận động nhẹ nhàng cũng đã bị khó thở, thở khò khè, hụt hơi, người rất mệt mỏi.

Hen suyễn

   Hen suyễn là tên thường gọi của bệnh hen phế quản, có triệu chứng đặc trưng là cơn hen cấp tính. Cơn hen xảy ra khi đường dẫn khí (phế quản) gặp chất kích thích, bị viêm nhiễm, co thắt, sưng phù, tăng tiết dịch nhầy, gây cản trở không khí đi vào phổi. Từ đó gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè thường gặp vào ban đêm. Cơn khó thở chậm rít ở thì thở ra. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện ho, khạc đờm vào cuối cơn.

Bệnh viêm phế quản mãn tính

   Viêm phế quản mãn tính là bệnh mà phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị sưng viêm, tăng tiết đờm nhầy mãn tính dẫn tới tình trạng ho khạc đờm kéo dài (ít nhất 3 tháng trong 1 năm và diễn ra từ 2 năm liên tiếp trở lên).

 

Đường dẫn khí bình thường và đường dẫn khí bị sưng viêm (ảnh trái) ở người bệnh viêm phế quản mãn tính

 

   Ở giai đoạn nặng hoặc khi có đợt cấp, người bệnh viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè kèm theo ho, đờm dữ dội.

Bệnh giãn phế quản

   Giãn phế quản là bệnh lý giãn nở bất thường của một hoặc nhiều đoạn phế quản trong phổi khi các tổ chức như lớp cơ chun, lớp sụn của thành phế quản bị phá hủy. Bệnh thường gây ho kéo dài, có đờm kèm theo thở khò khè, đau tức ngực.

Ung thư phổi

   Ung thư phổi là bệnh lý mà trong phổi có các tế bào đột biến, tăng sinh mất kiểm soát tạo thành các khối u ác tính. Chúng xâm lấn những mô lân cận hoặc di chuyển đến cơ quan khác (di căn) và cuối cùng gây tử vong. 

   Triệu chứng của ung thư phổi tương đối giống với các bệnh lý mãn tính ở phổi khác như ho, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực… Do vậy, khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đi thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

 

Cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà

   Mục tiêu điều trị hàng đầu cho tình trạng thở khò khè ở người già là giúp họ hít thở dễ dàng trở lại. Để làm được điều đó, người bệnh cần áp dụng biện pháp:

– Giải quyết được tình trạng sưng viêm trong đường thở.

– Giãn phế quản, làm giảm tình trạng co thắt phế quản dẫn đến tình trạng hẹp đường thở. 

 

Thở khò khè uống thuốc gì?

 

   Các thuốc giãn phế quản như theophylin,, salbutamol,… dạng uống, dạng hít và khí dung thường được bác sĩ chỉ định khi có dấu hiệu phế quản co thắt gây khó thở, thở khò khè.

   Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể kết hợp thêm các thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm dị ứng nhóm corticoid hoặc thuốc kháng sinh.

   Tuy nhiên, thuốc tây y thường gây nhiều tác dụng phụ hại đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, chúng không tác động đến căn nguyên của các bệnh lý tại phổi gây thở khò khè ở người già là nhiễm độc phổi. Vì vậy khi thuốc hết tác dụng, họ dễ bị khó thở, thở khò khè trở lại. Thực tế cho thấy, ngoài việc uống thuốc tây y, người bệnh cần sử dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi.

 

Giải độc phổi cho người già bằng cách nào?

   Giải độc phổi là dùng các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng nhiễm độc phổi, giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý ở bộ phận này, đồng thời bảo vệ hai lá phổi khỏe mạnh trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

 

Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân khiến phổi bị nhiễm độc

 

   Để giải độc phổi một cách toàn diện nhất, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với những tác nhân gây nhiễm độc phổi như khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus… bạn cần kết hợp các biện pháp:

– Làm sạch phổi, tiêu diệt, loại bỏ những độc tố đã xâm nhập vào phổi từ trước.

– Khắc phục được những tổn thương, hậu quả của các độc tố gây ra cho phổi.

– Bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới từ môi trường.

– Làm giảm các triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi…

   Bạn dễ dàng có thể thực hiện được tất cả những điều trên khi sử dụng BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox – Bí quyết giúp giải độc phổi, giảm thở khò khè ở người già

   Nhóm thành phần đầu tiên phải kể đến trong BoniDetox chính là tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Với đặc tính giúp giãn phế quản, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, sự hiệp đồng tác dụng này giúp người bệnh hít thở dễ dàng, giảm ho, đờm hiệu quả.

   Đặc biệt, BoniDetox còn tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh là tình trạng nhiễm độc phổi nhờ các thành phần:

– Xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia: Giúp làm sạch, loại bỏ các chất độc tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các yếu tố gây hại đã có sẵn trong cơ quan này.

– Cúc tây, xuyên bối mẫu: Giúp bảo vệ phổi hiệu quả trước sự tấn công của khói thuốc lá và các tác nhân khác gây nhiễm độc phổi như bụi bẩn, khí độc hại…

– Baicalin (trong Hoàng cầm), xuyên tâm liên, lá ô liu, cam thảo Ý: Giúp làm sạch phổi, phục hồi chức năng phổi, giải độc phổi hiệu quả.

– Fucoidan trong tảo nâu giúp tăng sức đề kháng phổi, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi hiệu quả. Tác dụng này của Fucoidan đã được nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới chứng minh.

 

Tác dụng của sản phẩm BoniDetox

 

   Những thành phần của BoniDetox được tối ưu hóa tác dụng bởi công nghệ Microfluidizer – công nghệ bào chế hiện đại nhất thế giới, giúp các thành phần có kích thước đồng nhất, có độ ổn định cao, vừa tăng khả năng hấp thu (có thể lên tới 100%), vừa loại bỏ được tối đa tạp chất.

   Nhờ đó, BoniDetox giúp giải độc và bảo vệ phổi hiệu quả, đẩy lùi tình trạng thở khò khè, đồng thời, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do phổi bị nhiễm độc gây ra như: Viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn… nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các bệnh lý tại phổi gây thở khò khè ở người già. Để hít thở dễ dàng trở lại, giải độc phổi là nhiệm vụ không thể bỏ qua. Và BoniDetox sẽ giúp bạn thực hiện nhiệm vụ đó. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà