Nội dung chính
Bệnh lao phổi tái phát không chỉ gây triệu chứng khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ lao kháng thuốc nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị. Hệ lụy theo đó là chất lượng cuộc sống của họ ngày càng sụt giảm, thời gian sống bị rút ngắn. Chính vì thế, việc áp dụng cách phòng bệnh lao phổi tái phát cực kỳ quan trọng. Vậy người bệnh cần phòng ngừa lao tái phát như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Cách phòng bệnh lao phổi tái phát là gì?
Vì sao cần áp dụng cách phòng bệnh lao phổi tái phát?
Lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng sau một thời gian bị mắc lại. Các triệu chứng của bệnh vẫn như lần đầu bị lao phổi nhưng mức độ có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được phát hiện sớm, bao gồm: Ho có đờm, thậm chí là ho ra máu, đau tức ngực, khó thở, sốt, sụt cân…
Khi có triệu chứng trên, nhiều bệnh nhân lại chủ quan, cho rằng đây chỉ là dấu hiệu các bệnh lý thông thường. Họ tự ý mua thuốc uống và không đi khám lại. Từ đó, tình trạng bệnh dần trở nặng, dễ tiến triển thành lao kháng thuốc, khiến quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Bình thường, người bệnh lao không kháng thuốc chỉ cần điều trị trong 6 tháng với tỷ lệ khỏi cao tới 91%. Thế nhưng khi bị tái lại, vi khuẩn lao dễ kháng lại tác dụng của các thuốc điều trị trước đây. Với phác đồ điều trị tiên tiến nhất, người bệnh cũng phải mất khoảng 9-12 tháng mà tỷ lệ khỏi chỉ được 75%.
Bệnh lao phổi tái phát khiến người bệnh phải điều trị lâu hơn
Hơn nữa, các thuốc điều trị lao đều có độc tính nhất định. Khi sử dụng nhiều loại thuốc đó trong thời gian dài, hàng loạt tác dụng phụ của thuốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vốn dĩ, sức đề kháng của bệnh nhân lao phổi đã yếu, lại cộng thêm tác dụng phụ của các thuốc tây, khiến sức khỏe tổng thể của họ càng sụt giảm hơn, nhiều trường hợp đã không thể cứu vãn được nữa. Chính vì thế, người bệnh lao cần áp dụng cách phòng ngừa triệu chứng lao phổi tái phát càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa triệu chứng lao phổi tái phát?
Để phòng ngừa vi khuẩn lao hoạt động trở lại, giảm thiểu nguy cơ triệu chứng lao phổi tái phát, người bệnh cần kết hợp các biện pháp dưới đây:
Tuân thủ điều trị
Người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ khi mắc bệnh lao
Khi phát hiện và điều trị lao phổi đợt đầu tiên, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ: Sử dụng đúng thuốc, đủ liều, liệu trình.
Tái khám định kỳ
Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh nắm được tình trạng sức khỏe, khả năng phục hồi bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp xác định xem có tiềm ẩn vi khuẩn lao trong cơ thể hay không, tư vấn biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát phù hợp.
Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh
Nguồn lây bệnh là những người đang điều trị lao, có trực khuẩn lao trong cơ thể. Vi khuẩn lao lây lan nhanh qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi… đều phát tán vi khuẩn lao ra ngoài môi trường. Chúng bay lơ lửng ngoài không khí, người bình thường hoặc người đã điều trị khỏi lao phổi khi hít phải đều có thể bị nhiễm lao hoặc lao tái phát. Do đó, việc hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị lao phổi là điều quan trọng giúp phòng ngừa các triệu chứng lao phổi tái phát.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Những người điều trị lao phổi thường gặp phải những tổn thương nghiêm trọng về đường hô hấp, phổi, gan… do quá trình điều trị trước gây ra. Vì vậy, khi tái hòa nhập với cộng đồng, dù bệnh đã được kiểm soát cũng cần phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là 2 lá phổi để chống lại những vi khuẩn lao đang ở thể ngủ và các nguồn lây bệnh từ bên ngoài.
Tăng cường sức đề kháng cho phổi là việc rất quan trọng cho người bệnh lao
Để làm được điều đó, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh stress, không thức khuya hay uống các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá…; bảo vệ cơ thể khỏi những chất gây hại cho đường hô hấp như khói bụi, khí thải độc hại…; đồng thời, sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho hai lá phổi.
BoniDetox – Giải pháp vượt trội giúp tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ là sản phẩm giúp bảo vệ, tăng cường chức năng phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, giúp ngăn ngừa bệnh lao phổi tái phát. Tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp tinh tế của các thảo dược tự nhiên:
– Thảo dược giúp tăng sức đề kháng phổi: Fucoidan trong tảo nâu Nhật Bản được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức chống chọi với bệnh tật và các tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn lao đang ở trạng thái “ngủ”, nhờ đó giúp giảm nguy cơ lao tái phát. Ngoài ra, trong BoniDetox còn bổ sung cúc tây, xuyên bối mẫu góp phần hiệp đồng làm tăng thêm sức đề kháng của phổi một cách tối ưu.
– Thảo dược giúp phục hồi tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương.
Công dụng của BoniDetox
– Thảo dược giúp giảm ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh. Những thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Nhờ vậy, BoniDetox chính là lựa chọn hàng đầu giúp tăng cường sức đề kháng cho hai lá phổi, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho, đờm, khó thở thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết được cách phòng bệnh lao phổi tái phát. Trong những cách đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bạn cần tăng cường sức đề kháng cho phổi. Và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn điều đó! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
- Ho nhiều về đêm là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?
- Thuốc bổ phổi cho người hút thuốc lá nên chọn loại nào?