Nội dung chính
Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD được biết đến như một căn bệnh đang khiến cho cuộc sống của nhiều người và nhiều gia đình lâm vào cảnh bế tắc. COPD và những biến chứng của nó không chỉ khiến sức khỏe của người bệnh suy kiệt dần, mà còn khiến họ phải chi trả một số tiền khổng lồ cho việc điều trị. Vậy, cụ thể, những biến chứng COPD nguy hiểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Biến chứng COPD nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng COPD xảy ra như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng, phổi nắm giữ nhiệm vụ mang tính sống còn là lấy oxy từ không khí và đào thải CO2 ra môi trường bên ngoài. Do đó, với tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính trong COPD, quá trình hít thở trở nên vô cùng khó khăn.
Từ đó, lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị giảm đi, ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể kể đến là:
Não bộ
Bộ não chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, nhưng lại sử dụng đến 20% tổng lượng oxy trong cơ thể. Do đó, lượng oxy cung cấp không còn đủ, người bệnh sẽ không còn giữ được sự tập trung, giảm trí nhớ, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Tim mạch
Các phế nang bị căng giãn chèn ép vào các mao mạch phổi và việc thiếu oxy gây co thắt các tiểu động mạch sẽ dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Lúc này, người bệnh sẽ trở nên khó thở hơn nhiều.
Khi áp lực trong động mạch phổi tăng cao sẽ dần dẫn đến suy tim phải, hay còn được gọi là tâm phế mạn. Đồng thời, người bệnh COPD còn bị loạn nhịp tim, thường gặp nhất là tình trạng rung nhĩ.
Ngoài ra, thiếu oxy sẽ khiến số lượng hồng cầu trong máu của người bệnh gia tăng, từ đó tiềm ẩn nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch.
COPD sẽ gây ra nhiều biến chứng trên tim mạch
Bên cạnh những hệ lụy đến từ tình trạng thiếu oxy, người bệnh còn thường xuyên phải đối diện với những đợt cấp COPD và biến chứng của nó. Trong đó, tràn khí màng phổi là tình trạng thường được bắt gặp nhất. Vậy, cụ thể, những biến chứng COPD nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng COPD nguy hiểm như thế nào?
Có thể thấy, những triệu chứng của COPD như: Ho dai dẳng, đờm nhiều, hít thở khó khăn,… đã khiến cho người bệnh phải khổ sở và vô cùng mệt mỏi. Nhiều người bệnh gặp không ít khó khăn trong những hoạt động dù là nhỏ nhất như: Đi bộ, leo cầu thang, thay quần áo,… Thậm chí, có những người chỉ ngồi một chỗ cũng thấy mệt mỏi rồi.
Khi gặp phải các biến chứng, người bệnh COPD sẽ còn phải đối diện với những mối nguy hiểm như:
Suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe
Nếu không được kiểm soát tốt, COPD sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh bị bào mòn theo thời gian. Các đợt cấp COPD sẽ ngày càng trở nên dày đặc và nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của đợt cấp như tràn khí màng phổi.
Tràn khí màng phổi ở người bệnh COPD là biến chứng cấp tính. Khí tràn vào khoang màng phổi sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ gặp nguy hiểm. Phần lớn các trường hợp tử vong ở người bệnh COPD đều là đến từ biến chứng do đợt cấp.
Đợt cấp COPD sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm
Thiệt hại về kinh tế
Người bệnh COPD bị suy giảm đáng kể cả về khả năng lao động thể chất lẫn trí óc. Việc mất khả năng lao động sẽ khiến họ mất đi nguồn thu nhập và phải sống dựa vào gia đình.
Thêm vào đó, COPD là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Chi phí điều trị mà người bệnh COPD phải bỏ ra cũng là một con số đáng quan tâm.
Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chi phí điều trị trong một đợt cấp COPD nhẹ là 420.000 đồng/ 7 ngày. Đợt cấp trung bình không phải nằm viện là 1.800.000 đồng/ 7 ngày. Đợt cấp trung bình phải nằm viện là 17.700.000 đồng/ 7 ngày. Đợt cấp nặng là 60.000.000 đến 93.000.000 đồng/ 15 ngày. Như vậy, nếu mỗi năm, người bệnh bị 2 đợt cấp nặng thì chi phí phải bỏ ra sẽ lên tới gần 2 trăm triệu đồng.
Đây là chi phí tính riêng để điều trị những đợt cấp. Nếu người bệnh có thêm những biến chứng khác thì con số này sẽ lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, gia đình người bệnh cũng phải chịu thêm một số chi phí gián tiếp như việc đi lại, nghỉ làm để chăm người bệnh,…
Chi phí điều trị COPD và các biến chứng là con số không nhỏ
Qua đây, chúng ta có thể thấy, một khi COPD đã tiến vào giai đoạn nặng thì cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, biện pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng này là phòng ngừa từ sớm. Vậy, người bệnh cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng COPD?
Biện pháp phòng ngừa biến chứng COPD
Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng COPD có thể kể đến như:
Tránh xa khói thuốc lá và các nguồn ô nhiễm khác
Khói thuốc lá được biết đến là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và khiến bệnh lý này khó kiểm soát, các đợt cấp tái phát thường xuyên và dễ biến chứng hơn. Cả việc hút thuốc trực tiếp và gián tiếp đều nguy hiểm như nhau. Do đó, người bệnh COPD nên tránh xa khói thuốc lá.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm như: hóa chất độc hại, khói bụi khác bằng cách đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động.
Đeo khẩu trang giúp tránh tiếp xúc với thuốc lá và các nguồn ô nhiễm khác
Sử dụng các thảo dược giúp giảm triệu chứng tắc nghẽn
Đường hô hấp của người bệnh COPD bị tắc nghẽn là do tình trạng viêm, phù nề và tăng tiết chất nhầy. Điều này khiến cho người bệnh phải chung sống với những cơn ho kéo dài dai dẳng và hít thở vô cùng khó khăn.
Trong những năm gần đây, nhiều loại thảo dược đã được chứng minh là có tác dụng giúp giảm ho long đờm và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn như:
– Tỳ bà diệp có tác dụng giảm viêm nhờ kiểm soát các tế bào viêm và ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm. Đồng thời, tỳ bà diệp còn giúp giãn phế quản và giảm tiết chất nhầy. Từ đó, tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp sẽ giảm đi và người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
– Lá bạch đàn có chứa hoạt chất Cineole giúp long đờm, giảm ho, giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Bên cạnh đó, chiết xuất bạch đàn còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp sát trùng đường hô hấp, ngăn chặn những vi khuẩn có hại sinh sôi tại đây.
Tỳ bà diệp giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản
Hiện nay, cả hai loại thảo dược này đều được kết hợp trong cùng một sản phẩm là BoniDetox của Mỹ. Nhờ đó, BoniDetox sẽ giúp khôi phục chức năng thông khí của phổi, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh COPD
BoniDetox – Giải pháp ngăn ngừa biến chứng COPD toàn diện
Để tăng cường tác dụng của tỳ bà diệp và lá bạch đàn, BoniDetox còn được bổ sung thêm bồ công anh. Thảo dược này được ví như một loại kháng sinh thực vật, giúp đối phó hiệu quả với các trường hợp viêm đường hô hấp.
Bên cạnh đó, BoniDetox còn được bổ sung thêm các thảo dược khác như:
– Baicalin (chiết xuất từ Hoàng Cầm) có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phục hồi của chức năng phổi bị tổn thương do bệnh lý, khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất,…
– Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, lá ô liu giúp chống oxy hóa, giải độc phổi, làm sạch các chất độc tích tụ trong phổi.
– Xuyên bối mẫu, cúc tây giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang và lông chuyển, bảo vệ phổi toàn diện trước các tác nhân độc hại từ môi trường.
– Fucoidan (chiết xuất tảo nâu Nhật Bản) có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK, giúp tăng cường sức đề kháng của phổi..
Thành phần và công dụng của BoniDetox
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDetox đã giúp vô số khách hàng mắc phải những bệnh lý hô hấp như COPD, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính lấy lại cuộc sống thoải mái và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng nghe những chia sẻ từ họ nhé!
Bác Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi, ở ấp Phú Thành, xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, số điện thoại: 0975.249.135.
Bác Bé chia sẻ: “Ngày trước bác bị viêm phế quản mạn tính, nhưng không kiểm soát tốt nên gần đây thì bệnh đã chuyển thành bệnh phổi COPD rồi. Từ đó, bệnh cứ nặng dần lên, bác ho, khạc đờm ngày càng nhiều và khó thở nặng nữa. Bác dùng thuốc uống, thuốc xịt của viện tới 6 tháng liền, những cứ ngừng 5 – 7 bữa thì đợt cấp tái phát liên tục, cảm giác như có ai bóp nghẹt lồng ngực vậy. Đã nhiều lần bác phải nhập viện cấp cứu vì đợt cấp của COPD.”
“Một hôm, bác đọc được thông tin về sản phẩm BoniDetox của Mỹ có nhiều tác dụng hiệu quả, nên đã mua về dùng. Sau một tháng dùng BoniDetox liều 4 viên/ngày, bác thấy triệu chứng giảm rõ rệt. Sau hai tháng, bác gần như không bị ho nữa, đờm chuyển sang màu trắng trong mà không còn bị tức ngực, khó thở nữa. Đến giờ, bác ổn hơn nhiều rồi, ăn uống ngon miệng, cân nặng hồi phục. Bác thấy người khỏe khoắn, thoải mái lắm và quan trọng là không thấy bị đợt cấp của COPD nữa.”
Bác Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi chia sẻ về bệnh tình sau khi sử dụng BoniDetox
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả thêm những thông tin cần thiết về sự nguy hiểm đến từ những biến chứng COPD. BoniDetox sẽ giúp giảm triệu chứng và phục hồi chức năng phổi, ngăn ngừa biến chứng của các bệnh đường hô hấp mãn tính. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?
- 3 cách giải độc phổi tại nhà của người thông thái