Nội dung chính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mãn tính đường hô hấp đồng thời là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. X-quang là xét nghiệm khá thường quy đặc biệt là trong các bệnh lý về hô hấp. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể phát hiện trên phim X – quang không? Để chẩn đoán COPD thì cần làm những xét nghiệm nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có phát hiện trên X-quang không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có phát hiện trên X-quang không?
Chụp X – quang phổi có thể quan sát được các dấu hiệu sau của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Căng giãn phổi quá mức: Đây là dấu hiệu cho thấy phổi ứ khí dẫn đến căng phồng quá mức. Tình trạng này sẽ khiến cho mô phổi bị tổn thương và mất tính đàn hồi, giảm chức năng thải khí sau mỗi hơi thở. Điều này dẫn đến người bệnh không thể nạp được không khí với mỗi hơi thở dẫn tới khó thở.
- Cơ hoành bẹt (hoành phẳng): Phổi căng phồng quá mức có thể dẫn đến cơ hoành bẹt xuống.
- Bóng khí: Đây là những túi không khí hình thành khi khí phế thũng làm tổn thương mô phổi. Những túi khí này phát triển dần và chiếm dụng không gian trong phổi, gây ra sự hạn chế cho chức năng phổi. Bác sĩ thường sẽ có chỉ định phẫu thuật để loại bỏ bóng khí vì chúng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị.
- Bóng tim hẹp: Khi COPD tiến triển, phổi bị căng phồng quá mức sẽ khiến tim bị chèn ép. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy hình ảnh bóng tim hẹp trên phim X – quang.
Hình ảnh chụp X – quang phổi có thể giúp đánh giá sự tiến triển của COPD mà không cần đến các thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, hình ảnh COPD trên phim X-quang phổi có thể gây nhầm lẫn cho bác sĩ nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm chẩn đoán do cấu trúc, hình thái thể hiện trên phim có thể tương tự như nhiều tình trạng bệnh lý về phổi khác. Vì vậy, chẩn đoán COPD cần xem xét kỹ từng chi tiết hình ảnh, kết hợp với các xét nghiệm, kỹ thuật khác và thăm khám lâm sàng.
Các xét nghiệm khác trong chẩn đoán COPD
Bên cạnh chụp X – quang ngực, để chẩn đoán chính xác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
- Test hồi phục phế quản: Dùng để phân biệt hen và COPD.
- Đo chức năng hô hấp: Để kiểm tra mức độ tắc nghẽn phế quản, luồng không khí ra vào phổi và các thể tích phổi khác. Các chỉ số này cho biết bạn có bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay không và nếu có thì mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Đo chức năng hô hấp giúp kiểm tra mức độ tắc nghẽn phế quản ở bệnh nhân COPD.
- Thông khí phổi: Là xét nghiệm giúp bác sĩ biết chính xác giai đoạn bệnh, theo dõi kết quả điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh.
- Khí máu động mạch: Giúp xác định suy hô hấp cấp hay mạn tính và rối loạn thăng bằng kiềm toan trong COPD.
- Điện tâm đồ: Giúp chẩn đoán biến chứng lên tim của COPD.
- Công thức máu: Giúp phát hiện biến chứng đa hồng cầu trong COPD. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn để tìm ra các bệnh lý mắc kèm và đánh giá nguy cơ biến chứng của bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): CT scan tạo ra hình ảnh 3 chiều với độ phân giải cao của khu vực cần khảo sát. Vì vậy, sau khi chụp X-quang, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính vùng ngực để có hình ảnh chi tiết hơn.
Chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh chi tiết hơn để chẩn đoán bệnh.
Như vậy, chụp X-quang ngực có thể giúp đánh giá sự tiến triển của COPD nhưng còn khá hạn chế, bác sĩ cần dựa vào cả các chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán cho bệnh nhân. Để nắm được các biện pháp cải thiện COPD, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn.
XEM THÊM:
- Thiếu oxy máu do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Trào ngược dạ dày và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?