Nội dung chính
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là điều khiến bất kỳ người bệnh nào cũng lo sợ. Những triệu chứng của bệnh trong đợt cấp trở nên rầm rộ, khiến bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí là đẩy người bệnh đến với nguy cơ tử vong. Vì vậy, tìm ra những yếu tố gây khởi phát đợt cấp COPD và tránh được chúng là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra đầy đủ yếu tố đó, đồng thời giúp bạn có phương pháp tối ưu. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Các nguyên nhân kích hoạt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Một số thông tin quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh đường hô hấp được đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng thông khí ở phổi không hồi phục và sự tăng tiết đờm nhầy. Hậu quả là người bệnh bị khó thở và ho khạc đờm với mức độ nặng dần theo thời gian. Xen kẽ những giai đoạn ổn định, người bệnh có thể phải đối mặt với sự bùng phát đợt cấp COPD.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có những đặc điểm:
– Các triệu chứng ho đờm, khó thở nặng lên đột ngột. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp.
– Các phương pháp điều trị khác so với giai đoạn ổn định ( Tăng liều, đổi loại thuốc, sử dụng thêm các liệu pháp oxy…).
– Sau mỗi đợt cấp, mức độ nặng ở giai đoạn ổn định của người bệnh sẽ tăng lên, nguy cơ gặp đợt cấp và các biến chứng của bệnh cũng tăng lên.
Trong đợt cấp, mức độ khó thở tăng lên và nghiêm trọng hơn
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây suy giảm chất lượng cuộc sống, sụt giảm nhanh chức năng hô hấp và là nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân. Khi biết được và tránh các yếu tố kích hoạt đợt cấp ngay sau đây, bạn sẽ phòng ngừa được đợt cấp COPD hiệu quả.
Các yếu tố kích hoạt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Người bệnh dễ gặp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi gặp các yếu tố sau:
Thời tiết
Nhiệt độ và các yếu tố khác của thời tiết có thể khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên trầm trọng hơn và khởi phát đợt cấp. Không khí lạnh, khô, thậm chí là khi trời nóng cũng có thể gây bùng phát đợt cấp. Một số yếu tố khác như gió mùa, nồm ẩm cũng sẽ góp phần khiến nguy cơ gặp đợt cấp COPD của người bệnh tăng lên.
Thời tiết trở lạnh dễ làm khởi phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giải pháp:
– Với thời tiết lạnh: Người bệnh nên bảo vệ cổ họng, mũi và miệng bằng cách đeo khẩu trang và quàng khăn đầy đủ khi ở ngoài trời. Độ ẩm trong nhà nên giữ ở mức lý tưởng là 40% bằng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô.
– Với thời tiết nóng: Những ngày nóng gay gắt và độ ẩm cao, người bệnh cần được ở trong nhà với máy điều hòa không khí.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cách tốt hơn hết đó là đưa bệnh nhân đến sống ở vùng có thời tiết ôn hòa hơn, tránh thời tiết quá nóng, quá lạnh và thay đổi đột ngột.
Ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm với vô số bụi mịn, chất khí độc hại, khói, phấn hoa, vi khuẩn, virus… sẽ kích thích và gây khởi phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở trong nhà cũng có nhiều yếu tố dẫn đến đợt cấp COPD như bụi bặm, phấn hoa, lông thú cưng, hóa chất tẩy rửa…
Sống trong môi trường không khí ô nhiễm khiến người bệnh dễ gặp đợt cấp COPD
Để tránh các yếu tố này gây kích hoạt đợt cấp COPD, người bệnh cần:
– Đeo khẩu trang khi ở ngoài trời.
– Không ra ngoài vào những ngày không khi ô nhiễm. Để theo dõi chất lượng không khí ở khu vực mình sinh sống, bạn có thể theo dõi báo đài hoặc tải ứng dụng AirVisual về điện thoại di động của mình.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ, hạn chế bụi, lông động vật, các hóa chất tẩy rửa… Cần lưu ý rằng, không để người bệnh COPD là người dọn dẹp nhà vì công việc đó khiến họ phải tiếp xúc với nhiều bụi và hóa chất độc hại.
– Trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà, sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Nhiễm khuẩn phế quản phổi cấp do virus hoặc vi khuẩn sẽ rất dễ gây khởi phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bị cúm, cảm lạnh và không được điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng các triệu chứng như: Ho, thở khò khè, hụt hơi, mệt mỏi và khởi phát đợt cấp.
Do đó, người bệnh COPD cần:
– Tiêm phòng phòng cúm và phòng phế cầu định kỳ theo hướng dẫn.
– Giữ vệ sinh mũi, miệng, họng tốt.
– Khi có dấu hiệu của cúm và cảm lạnh thì cần có phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để, nhanh chóng, càng sớm càng tốt.
– Tránh những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh để tránh bị lây nhiễm.
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là yếu tố gây kích hoạt các đợt cấp tính của bệnh. Hàng vạn chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ gây kích ứng phổi, gây viêm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ đó dẫn đến đợt cấp. Vì vậy, người bệnh cần:
– Tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
– Bỏ thuốc lá ngay lập tức nếu bạn vẫn đang hút thuốc.
Hút thuốc lá khiến người bệnh dễ gặp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trên đây là những yếu tố kích hoạt gây bùng phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, với cùng điều kiện thời tiết, cùng một bầu không khí, có những người rất nhạy cảm và dễ gặp đợt cấp. Nhưng có những người bệnh lại ít gặp hơn. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Nguyên nhân khiến người bệnh nhạy cảm hơn trước những yếu tố gây kích hoạt đợt cấp COPD
Nguyên nhân khiến người bệnh nhạy cảm hơn trước những yếu tố kích thích khiến đợt cấp COPD xuất hiện dồn dập và nặng nề đó là do phổi bị nhiễm độc và không được giải độc hiệu quả.
Nhiễm độc phổi là tình trạng phổi bị tấn công bởi khói thuốc lá, khói bụi, các chất độc hại… trong thời gian dài, từ đó dẫn đến tình trạng phổi bị tổn thương và rối loạn chức năng. Các chất độc đó bám lại trong phổi và tiếp tục gây tổn thương (cho dù người bệnh đã ngừng tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm). Khi không được giải độc, phổi bị nhiễm độc trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm trên đường hô hấp, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phổi vẫn tiếp tục bị nhiễm độc khiến tần suất gặp đợt cấp COPD tăng lên
Không chỉ vậy, khi phổi không được giải độc kịp thời, tình trạng nhiễm độc phổi sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh dễ gặp các đợt cấp COPD hơn. Vì vậy, giải độc cho phổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hiện nay, phương pháp khoa học, hiệu quả nhất đó là sử dụng các thảo dược tự nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng.
Giải độc phổi hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên
Để giải độc phổi hiệu quả, người bệnh cần có biện pháp tác động đồng thời: Vừa bảo vệ tế bào phổi trước các chất độc đã tích tụ trong phổi, vừa loại bỏ các chất độc đó, vừa phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều thảo dược giúp giải độc phổi hiệu quả với các cơ chế rõ ràng, đó là:
– Xuyên tâm liên, lá oliu: Có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp bảo vệ tế bào phổi trước những gốc tự do.
Thảo dược xuyên xuyên liên
– Cam thảo Italia: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng giúp tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể. Nhờ đó, cam thảo Italia có hiệu quả tốt trong việc giúp làm sạch, giảm tích lũy chất độc trong phổi, đồng thời giúp giải độc, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi.
– Baicalin (trong hoàng cầm): Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Tác dụng này của baicalin đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Không chỉ vậy, hoàng cầm còn được chứng minh có tác dụng giúp kháng khuẩn mạnh với nhiều phổ vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là phế cầu khuẩn (Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây khởi phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
Tăng cường sức đề kháng cho phổi – Nhiệm vụ không thể bỏ qua
Ngoài giải độc phổi, người bệnh cũng cần có phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi. Bổ sung Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản cho hiệu quả vượt trội trong việc giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người. Dùng tảo nâu trong bữa ăn hàng ngày chính là một trong những bí quyết tăng cường tuổi thọ của người dân Nhật Bản.
Nhiều cơ chế giúp tăng cường khả năng miễn dịch của Fucoidan đã được tìm ra và chứng minh. Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, kích hoạt hệ thống phòng thủ của phổi hiệu quả.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Khi vừa giúp giải độc phổi thành công, vừa tăng cường khả năng miễn dịch của cho phổi thì tần suất gặp các đợt cấp COPD sẽ giảm thiểu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng được cải thiện hiệu quả. Hiện nay, Fucoidan và các thảo dược giúp giải độc phổi đã được kết hợp với nhau, tạo nên sản phẩm BoniDetox – Giải pháp vàng giúp phòng ngừa hiệu quả đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
BoniDetox – Giải pháp vàng giúp người bệnh COPD có cuộc sống vui khỏe
Được nhập khẩu từ Mỹ, BoniDetox chính là giải pháp hoàn hảo giúp ngăn ngừa đợt cấp và cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả. Tác dụng này đến từ các thành phần:
– Baicalin (trong hoàng cầm), xuyên tâm liên, cam thảo Italia và lá oliu: Giúp giải độc phổi hiệu quả.
– Fucoidan: Giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi.
– Cúc tây, xuyên bối mẫu: Giúp phục hồi, tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi trước các tác nhân từ môi trường như khói, bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại…
– Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh: Giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, từ đó góp phần phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Không chỉ vậy, các thảo dược này khi kết hợp với nhau còn giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng đờm, ho, khó thở cho người bệnh.
Nhờ các thành phần trên, BoniDetox không những giúp giảm tần suất và phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả mà còn giúp lá phổi khỏe mạnh, phổi sẽ được bảo vệ, phục hồi chức năng một cách toàn diện, giúp nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
BoniDetox – Giải pháp vàng giúp người bệnh COPD có cuộc sống vui khỏe
Không chỉ có công thức toàn diện, hiệu quả của BoniDetox còn được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế Microfluidizer. Với công nghệ này, các thành phần của BoniDetox sẽ có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó, chúng sẽ dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng khi sử dụng sản phẩm có thể lên tới 100%. Từ đó hiệu quả thu được là cao nhất.
Phản hồi của người dùng BoniDetox
Nhờ có BoniDetox, cuộc sống của rất nhiều người bệnh COPD đã trở nên dễ dàng hơn và không còn lo lắng về những đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nữa.
Ông Nguyễn Văn Bé (75 tuổi), ở ấp Phú Thành, xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, điện thoại: 0975.249.315
Ông Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi
Ông Bé chia sẻ: “Ngày trước ông bị viêm phế quản mạn tính, xong dần dần bệnh tiến triển thành phổi tắc nghẽn mạn tính lúc nào không hay. Bệnh khiến ông bị ho đờm nặng, mỗi lần ông ho phải kéo dài 4-5 phút, mà đờm đặc, khó khạc lắm. Thế chưa là gì đâu, bởi có những lần ông bị lên đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và phải cấp cứu vì không thể thở được. Vì bị bệnh mà cuộc sống của ông trở nên tù túng lắm, ông chẳng dám đi đâu cả, cũng chẳng làm được gì, cả ngày chỉ ngồi với nằm để thở thôi”.
“Tình cờ, ông lên mạng xem thì thấy có sản phẩm BoniDetox của Mỹ giúp giải độc phổi, khắc phục được căn nguyên gây bệnh của ông. Thế là ông mua về uống với liều 4 viên/ngày. Sau 1 tháng dùng BoniDetox thì ông thấy đờm loãng ra, dễ khạc hơn, số lần ho cũng giảm đáng kể. Sau một tháng rưỡi dùng BoniDetox thì ông không còn triệu chứng nào nữa rồi. Ông còn đạp được xe đạp đến mấy kilomet mà vẫn không thấy mệt. BoniDetox kỳ diệu thật đấy!”
Ông Võ Hoành (83 tuổi), ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Ông Võ Hoành, 83 tuổi
Ông Hoành chia sẻ: “Ông bị nghiện cả thuốc lá lẫn thuốc lào. Vì thế, phổi của ông bị nhiễm độc rồi dần dần chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong 10 năm nay, ngày nào ông cũng ho khạc đờm nặng và khó thở. Nhiều khi khó thở quá ông phải dùng máy khí dung mới thở được. Đáng sợ nhất vẫn là những đợt cấp, mỗi lần gặp là ông lại phải nhập viện điều trị mấy tuần liền, có khi ở viện còn nhiều hơn ở nhà ấy chứ”.
“Thế mà từ khi dùng BoniDetox, đã lâu lắm rồi ông không phải nhập viện điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ông cũng thấy đờm loãng ra, dễ khạc hơn, về sau thì ông không còn bị ho đờm nữa. Việc hít thở cũng trở nên dễ dàng hơn, ông đã có thể đi lại bình thường và làm những việc nhẹ nhàng rồi. BoniDetox kỳ diệu thật đấy”.
Bài viết trên đã giúp bạn biết được những yếu tố gây kích hoạt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và phương pháp phòng ngừa. Khi tăng cường sức đề kháng cho phổi, đồng thời giải độc phổi thành công, tần suất các đợt cấp sẽ được giảm thiểu tối đa, bệnh COPD cũng được cải thiện tốt. Để làm được điều đó, dùng đều đặn BoniDetox với liều 4 viên/ngày là giải pháp tối ưu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính là gì? Làm sao để cải thiện bệnh tốt nhất?
- Sản phẩm bổ phổi nào là tốt nhất trên thị trường hiện nay?