Ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe và cách phòng ngừa

Nội dung chính

 

   Thời tiết khắc nghiệt, quá nóng, quá lạnh, nồm ẩm hoặc quá khô đều ảnh hưởng xấu với sức khỏe. Nếu bạn không biết cách bảo vệ cơ thể trước thời tiết cực đoan, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe và cách phòng ngừa, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe là gì?

 

Ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe

   Không khí hanh khô mang lại cảm giác khó chịu. Nó còn là khởi nguồn của nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

Làm bệnh hen suyễn tồi tệ hơn

   Hen suyễn là bệnh lý mà phế quản bị viêm nhiễm, sưng phù, co thắt, tăng tiết dịch nhầy do gặp chất kích thích. Những phản ứng đó làm người bệnh bị ho, đờm, khó thở, tức ngực.

   Nguyên nhân hình thành hen suyễn là do tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Những đứa trẻ có bố mẹ bị hen hay người làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc người có cơ địa dị ứng thường rất dễ mắc bệnh.

   Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường có độ ẩm quá thấp, chất nhầy trong khoang mũi sẽ nhanh chóng bay hơi, khiến đường thở bị kích ứng. Theo đó, người bệnh dễ tái phát các triệu chứng hen suyễn, tình trạng ho, đờm, khó thở tồi tệ hơn.

   Không khí khô cũng là yếu tố làm tình trạng bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm xoang hoặc các bệnh đường hô hấp khác tiến triển xấu.

Đau họng

   Việc hít thở trong môi trường ô khí khô hanh làm tăng nguy cơ đau họng. Một nghiên cứu thực hiện trên 45 người cho thấy, nhóm tiếp xúc với không khí khô đều xuất hiện cảm giác đau đớn, khó chịu nơi cổ họng nhiều hơn so với nhóm còn lại.

   Các chuyên gia cho rằng, độ ẩm không khí quá thấp làm cổ họng dễ bị khô, ngứa, kích ứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu ở họng. 

 

Không khí khô dễ gây đau họng

 

Chảy máu cam

   Chảy máu cam là một ảnh hưởng rất thường gặp của không khí khô. Khi sống trong môi trường như vậy, khoang mũi dễ bị kích ứng, làm tổn thương niêm mạc mũi và các mạch máu. Theo đó, thành mạch bị vỡ ra gây tình trạng chảy máu cam.

Nguy cơ nhiễm trùng

   Thời tiết khô và lạnh là điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh vật có hại phát triển, sống lâu trong môi trường. Hơn nữa, kiểu thời tiết này còn làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể, cộng thêm xu hướng hạn chế ra ngoài vì lạnh.

   Việc đóng kín cửa nẻo và ở trong nhà nhiều thời gian sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn, nguy cơ bị ốm, viêm đường hô hấp cao.  

Làm da và môi bị khô

   Đây cũng là một hậu quả thường gặp do không khí khô gây ra. Độ ẩm môi trường quá thấp dễ gây khô da, khô môi. Nó không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Môi khô lâu ngày còn dễ bị nứt nẻ, chảy máu.

   Có thể thấy, không khí khô hanh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề khác nhau. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ thể trước thời tiết cực đoan này?

 

Cách phòng ngừa ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe là gì?

 

Cách phòng ngừa ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe

   Để phòng ngừa các tác hại của không khí khô với sức khỏe, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ độ ẩm lý tưởng trong nhà: Độ ẩm lý tưởng phù hợp với sức khỏe vào khoảng 30-50%. Với thời tiết hanh khô như hiện nay, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Lưu ý, bạn hãy tìm hiểu kỹ các loại máy tạo độ ẩm về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
  • Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách:
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt. Việc uống đủ nước còn hạn chế tình trạng khô họng, da, môi, kích ứng mũi.
  • Xông, tắm bằng nước ấm: Với thời tiết lạnh giá, tắm bằng nước ấm sẽ giúp bảo vệ cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Nếu có thời gian, bạn nên kết hợp xông mũi để hạn chế tình trạng kích ứng, giúp khoang mũi thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ở quá lâu trong phòng tắm, tránh khô da.

 

Nếu có thời gian, bạn nên xông hơi để giúp giảm kích ứng do không khí khô

 

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, son dưỡng.
  • Với người bệnh hen suyễn, ngoài những cách trên, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm vắc-xin phòng cúm.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Hút bụi và lau nhà thường xuyên, giặt chăn, ga, gối đệm mỗi tuần để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, có sấm chớp, gió to, mưa… nên đóng cửa sổ lại để tránh bụi bẩn bay vào nhà.
  • Đeo khẩu trang và mặc quần áo đủ ấm (nếu trời lạnh) mỗi khi đi ra ngoài.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung vitamin C, beta caroten, vitamin E từ các loại rau xanh, cà rốt, cam, bưởi…
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi, tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi. Khi phổi khỏe, nguy cơ gặp các đợt cấp của bệnh hen, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cũng được giảm thấp.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết ảnh hưởng của không khí khô đối với sức khỏe cũng như cách phòng ngừa trước những tác hại đó. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà