Cách điều trị bệnh khí phế thũng an toàn và hiệu quả nhất

Nội dung chính

 

    Khí phế thũng là một bệnh lý hô hấp mãn tính với triệu chứng điển hình là khó thở. Bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh có thể làm chậm tiến triển bệnh nếu có biện pháp điều trị đúng đắn. Vậy cách điều trị khí phế thũng an toàn và hiệu quả nhất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

Tổng quan về bệnh khí phế thũng

    Khí phế thũng hay còn gọi là giãn phế nang, là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Ở những người bị khí phế thũng, các phế nang căng giãn thường xuyên dẫn đến mất tính đàn hồi, lâu dần sẽ bị tổn thương và phá hủy không hồi phục. Cấu trúc bị phá hủy khiến không khí không dễ dàng được đẩy ra ngoài như khi phế nang bình thường, điều đó khiến khí CO2 bị ứ đọng trong phổi, không còn chỗ cho khí giàu O2 đi vào. Vì vậy, chức năng trao đổi khí bị suy giảm, gây tình trạng khó thở dai dẳng, thở khò khè, tức ngực.

 

Hình ảnh phế nang bị tổn thương trong bệnh khí phế thũng

 

   Giai đoạn đầu, người bệnh thậm chí không nhận ra mình bị khó thở. Mức độ khó thở sẽ nặng dần theo thời gian, xuất hiện liên tục, ngay cả khi không gắng sức. Dần dần về sau thậm chí người bệnh bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và cần sự hỗ trợ của liệu pháp thở oxy.

 

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh khí phế thũng

 

   Triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh khí phế thũng là những cơn ho. Người bệnh khí phế thũng thường sẽ ho khan hoặc ho rất ít đờm.

   Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, môi tím, đây là các dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy mãn tính.

   Khí phế thũng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm.

   Các chất độc hại có trong thuốc lá, thuốc lào, không khí ô nhiễm tấn công con người trong thời gian dài và vượt qua các lớp phòng thủ của hệ hô hấp để tiến sâu vào phế nang. Tại đây chúng gây tổn thương, phá hủy thành phế nang theo các cơ chế khác nhau. Tình trạng phổi bị tấn công bởi các chất trên được gọi là nhiễm độc phổi – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh khí phế thũng và khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

 

Chẩn đoán bệnh khí phế thũng

   Để xác định xem bạn có bị khí phế thũng hay không, các bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và thăm khám lâm sàng để chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định để hỗ trợ cho chẩn đoán khí phế thũng, bao gồm:

  • Đo khí máu động mạch: Để xác định nồng độ oxy, khí carbonic trong máu.
  • Đo chức năng thông khí phổi: Người bệnh được yêu cầu thổi vào một dụng cụ gọi là phế dung kế. Dựa vào kết quả đo, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng khí phế thũng của bệnh nhân trước khi có triệu chứng.
  • Chụp X quang: Có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh khí phế thũng tiến triển và loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở. Nhưng nếu bạn bị khí phế thũng giai đoạn đầu chụp X-quang phổi sẽ không phát hiện được điều gì bất thường.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho hình ảnh rõ ràng hơn phim chụp X quang phổi, giúp kiểm tra mức độ tổn thương ở phổi.
  • Xét nghiệm đờm: Giúp xác định nguyên nhân của một số bệnh lý liên quan đến phổi.

   Sau khi đã được chẩn đoán xác định bệnh khí phế thũng, bạn cần sớm áp dụng những biện pháp điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn, làm chậm tiến triển bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Cách điều trị bệnh khí phế thũng an toàn và hiệu quả

   Khí phế thũng là một bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm 100%. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.. Các biện pháp điều trị bao gồm:

(1) Điều trị dùng thuốc

    Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định:

Thuốc giãn phế quản. Nhóm thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp bằng cách làm giãn cơ trơn phế quản, do đó đường thở sẽ thông thoáng hơn.

Steroid dạng hít: Thuốc corticosteroid dạng hít giúp chống viêm, làm giảm các triệu chứng của khí phế thũng. Tuy nhiên dùng lâu dài có thể gây tác dụng phụ như xương yếu, huyết áp cao, tiểu đường và đục thủy tinh thể.

Thuốc kháng sinh. Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vắc-xin: Bệnh nhân bị khí phế thũng nên tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng viêm phổi từ 5 đến 7 năm một lần để ngăn ngừa nhiễm trùng.

(2) Liệu pháp can thiệp

Liệu pháp oxy: Được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân nặng với nồng độ oxy máu thấp.

Liệu pháp Protein:

  • Thiếu protein AAT là một bệnh di truyền, xảy ra ở 1-2% những người bệnh khí phế thũng. Protein AAT có tác dụng bảo vệ các cấu trúc đàn hồi trong phổi, nếu thiếu protein này, các enzyme có thể gây tổn thương phổi kéo dài, dẫn đến bệnh khí phế thũng
  • Bệnh nhân bị khí phế thũng do thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AAT) có thể được truyền AAT để giúp làm chậm sự tiến triển của tổn thương phổi.

Phục hồi chức năng phổi: Bao gồm các bài tập và kỹ thuật thở có thể giúp giảm khó thở và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.

Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ mô phổi nhỏ bị hư hỏng, loại bỏ các mô bệnh giúp phổi làm việc hiệu quả hơn.

Ghép phổi: Là một lựa chọn cho các bệnh nhân bị khí phế thũng nặng và khi các biện pháp khác đã thất bại.

(3) Sử dụng các thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh khí phế thũng tại nhà

Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang là yếu tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ của phổi, chúng có khả năng phát hiện, tiêu diệt và loại bỏ nhanh các chất lạ, độc hại ngay khi các chất này mới tiến vào trong phổi mà chưa kịp gây bệnh.

 

Cúc tây giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây độc mới

 

Xuyên bối mẫu: Nghiên cứu chỉ ra rằng, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao trong phế quản. Lông mao có tác dụng đẩy các chất độc hại ra ngoài, ngăn chúng không tiến sâu vào trong phổi.

Tỳ bà diệp: Dược lý hiện đại đã chứng minh rằng tỳ bà diệp giúp giãn phế quản hiệu quả, đồng thời làm sạch và thông thoáng đường thở. Đường thở được giãn rộng và thông thoáng giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.

Tỳ bà diệp giúp thông thoáng đường thở, giảm đờm rõ rệt

Lá bạch đàn: Hoạt chất chính trong lá bạch đàn là Cineol có tính chất sát trùng, giúp long đờm, giảm tắc nghẽn đường thở, giảm ho. Đồng thời, chiết xuất bạch đàn còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh với hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá tương đương với kháng sinh gentamycin.

Bồ công anh: Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng như kháng sinh thực vật, dùng trong các trường hợp viêm nhiễm.

    Tuy nhiên, việc sử dụng đơn độc các loại thảo dược này theo các phương pháp thủ công truyền thống như sắc uống, pha trà,… tốn rất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì nên thường không mang lại hiệu quả cao. Muốn đạt hiệu quả cao, chúng ta phải kết hợp các thảo dược trên cùng các loại thảo dược có tác dụng giải độc phổi- tác động vào căn nguyên gây bệnh là nhiễm độc phổi.

    Nếu bệnh nhân khí phế thũng đang tìm kiếm một giải pháp tối ưu có sự kết hợp nhiều loại thảo dược với cơ chế tác động toàn diện vừa giúp giảm triệu chứng vừa giúp cải thiện tình trạng nhiễm độc phổi đồng thời lại được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi thì BoniDetox đến từ Mỹ chính là sự lựa chọn tốt nhất.

 

BoniDetox – Công thức thảo dược toàn diện giúp đẩy lùi nỗi lo bệnh khí phế thũng

 

 

Công thức thảo dược toàn diện của BoniDetox

 

    BoniDetox là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceutical – Tập đoàn chuyên sản xuất dược phẩm và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới, có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

    Khi sử dụng BoniDetox, người bệnh sẽ có được hiệu quả 3 trong 1, bao gồm: Giúp tác động tận gốc vào nguyên nhân gây khí phế thũng cũng như nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn là nhiễm độc phổi, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa ung thư phổi – biến chứng nguy hiểm nhất của khí phế thũng.

Hiệu quả vượt trội của BoniDetox được tạo nên nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý, cụ thể được chia thành các nhóm:

  • Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh là nhiễm độc phổi, bao gồm: Baicalin từ hoàng cầm, cam thảo ý, xuyên tâm liên, lá ô liu, giúp giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Từ đó giúp làm chậm tiến triển của bệnh khí phế thũng.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây bệnh mới, bao gồm: Cúc tây, Xuyên bối mẫu, giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới như bụi mịn, khói thuốc lá, chất độc từ môi trường, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus.
  • Nhóm thảo dược giúp người bệnh giảm ho, đờm, khó thở bao gồm: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh, giúp giảm nhanh triệu chứng ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Thành phần Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát và giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhất của khí phế thũng là ung thư phổi.

    Không chỉ nổi bật với công thức toàn diện, BoniDetox còn được bào chế dưới dạng viên uống (thuận tiện khi sử dụng) bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại bậc nhất thế giới. Với công nghệ siêu nano tiên tiến này, các loại thảo dược sẽ được chiết xuất và bào chế dưới dạng các hạt phân tử kích thước siêu nhỏ giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng hiệu quả tác dụng của BoniDetox lên gấp nhiều lần so với bào chế bằng các phương pháp truyền thống.

Chỉ cần sử dụng đều đặn 2-4 viên mỗi ngày,  BoniDetox  giúp:

  • Giảm rõ rệt các triệu chứng đờm, ho của bệnh khí phế thũng sau 1 tháng sử dụng;
  • Giảm rõ rệt tình trạng khó thở sau 3 tháng sử dụng.

 

Ý kiến của chuyên gia về sản phẩm BoniDetox

    Thạc sĩ – Bác sĩ Chu Thị Cúc Hương, chủ nhiệm khoa khám bệnh – Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết: “Bệnh khí phế thũng rất nguy hiểm bởi bệnh không thể chữa khỏi và nặng dần theo thời gian. Đồng thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp các biến chứng như tràn khí màng phổi, suy hô hấp, tâm phế mạn, tắc nghẽn động mạch phổi. Triệu chứng khó thở khiến người bệnh thậm chí không di chuyển, không vận động được, phải nằm liệt giường và cần sự hỗ trợ của các liệu pháp oxy”.

    “Ưu tiên lựa chọn của tôi cho người bệnh  đó là sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Có rất nhiều lý do khiến tôi lựa chọn sản phẩm này. Thứ nhất, thành phần hoàn toàn từ thảo dược rất an toàn, các thảo dược này đều có cơ chế tác động rất rõ ràng và đã được chứng minh trên lâm sàng. Thứ hai, BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ với công nghệ bào chế hiện đại, khi đã đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ thì tôi hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm. Thứ ba, thực tế sau khi cho bệnh nhân của mình dùng, tất cả người dùng đều cho cải thiện rất tốt”.

     “Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên dùng BoniDetox với liều 2-4 viên một ngày, dùng liên tục trong tối thiểu 2-4 tháng. Đồng thời người bệnh nên kết hợp với việc tập luyện thường xuyên các bài tập thở tốt cho phổi, tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm.”

    Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các cách điều trị bệnh khí phế thũng an toàn và hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho bệnh khí phế thũng của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà