Cảnh báo: Dự kiến sẽ có khoảng 600 triệu ca COPD trên toàn thế giới năm 2050

Nội dung chính

 

   Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 7 tháng 12 vừa qua, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng và đạt gần 600 triệu bệnh nhân mắc COPD trên toàn cầu vào năm 2050.

 

Dự kiến sẽ có khoảng 600 triệu ca COPD trên toàn thế giới năm 2050.

 

Dự kiến sẽ có khoảng 600 triệu ca COPD vào năm 2050

   Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Elroy Boers và các đồng nghiệp tại Trung tâm Khoa học ResMed ở Halifax (Nova Scotia, Canada), các nhà nghiên cứu ước tính rằng trong giai đoạn 2020 – 2050, số ca bệnh COPD sẽ tăng 23% trên toàn cầu ở những người từ 25 tuổi trở lên. Tức là số ca bệnh COPD sẽ tiếp cận con số 600 triệu ca trên toàn cầu vào năm 2050.

    Trong đó, số lượng bệnh nhân nữ dự đoán sẽ tăng 47,1%, lớn hơn rất nhiều so với mức tăng ở nam giới là 9,4%. Bên cạnh đó, số trường hợp mắc bệnh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dự kiến sẽ cao hơn gấp đôi so với những khu vực có thu nhập cao vào năm 2050.

   Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố chính làm tăng số ca COPD là tỷ lệ hút thuốc, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời,…

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD là bệnh lý hô hấp mạn tính làm tắc nghẽn luồng khí thở ra. Đây là một trong những bệnh hô hấp phổ biến trong nước cũng như trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp nhiều ở những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động), tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong thời gian dài,…

   Bệnh nhân bị COPD có triệu chứng điển hình là ho khạc đờm mạn tính và mất ngủ. Lúc đầu, bệnh nhân thường ho cách quãng sau đó thì ho cả ngày vào đa số các ngày trong tuần. Triệu chứng khạc đờm thường xuất hiện vào buổi sáng, đờm trong nhưng cũng có thể là đờm vàng, xanh… và xuất hiện cả ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bệnh nhân không bị ho hoặc rất ít ho mà triệu chứng khó thở cứ tăng dần. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức, sau đó thì bị khó thở cả khi nghỉ.

   COPD là bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đời sống và kinh tế của người bệnh và gia đình. Nếu không có phương hướng điều trị phù hợp, bệnh sẽ nặng dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong cho người bệnh. Một số biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi, loãng xương,….

 

Làm sao để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn nên:

  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cả thụ động và chủ động. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh này thì bạn nên tránh xa thuốc lá.

 

Bỏ thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ mắc COPD.

 

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Bạn cần hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi mịn, khói độc hại, các loại hóa chất,… Để làm được điều này, bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh tập thể dục ở nơi ô nhiễm, sử dụng máy lọc không khí trong nhà,…
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút một ngày và 5 ngày một tuần với các bộ môn thể dục thể thao vừa sức.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ,…

   Hiện nay, tỷ lệ ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên tránh những tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà