Cảnh báo: Thời tiết nồm ẩm khiến hen phế quản nặng lên bất thường

Nội dung chính

   Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, thời tiết nồm ẩm tại các tỉnh Bắc bộ, đặc biệt là Hà Nội sẽ kéo dài đến tháng 4. Độ ẩm trong không khí có thể lên đến mức 80 – 90%, thậm chí là đạt mức bão hòa 99 – 100%. Đây chính là một mối đe dọa lớn, khiến các triệu chứng hen phế quản nặng lên bất thường

 

Cảnh báo: Thời tiết nồm ẩm khiến hen phế quản nặng lên bất thường

 

Thời tiết nồm ẩm khiến tỷ lệ người bệnh hen suyễn tăng cao

   Miền Bắc đang bước vào những ngày đầu của mùa xuân. Những đợt không khí lạnh dần suy yếu và nhường chỗ cho tiết trời ấm áp hơn, cùng với tình trạng sương mù, mưa phùn và mưa rào rải rác. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí tăng lên cao nhất trong năm, gây ra hiện tượng nồm ẩm.

    Không chỉ khiến nhiều người khó chịu vì đồ đạc, sàn nhà đồng loạt “đổ mồ hôi”, trạng thái nồm ẩm còn khiến nhiều căn bệnh xuất hiện trở lại và tăng nặng. Số lượng trẻ em và người già phải nhập viện đều tăng trong những ngày gần đây. Theo thông tin từ bệnh viện Lão khoa trung ương, số lượng người cao tuổi đến khám và điều trị đã tăng 30% so với thời điểm trước tết.

   Đối tượng phải nhập viện điều trị chủ yếu là người có bệnh mãn tính như xương khớp, huyết áp, tim mạch và đặc biệt là viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen phế quản. Theo thống kê, số lượng người bệnh hen phế quản phải nhập viện cấp cứu cao hơn trung bình từ 20 – 30% trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay.

 

Vì sao hen phế quản lại nặng lên trong thời tiết nồm ẩm?

   Thời tiết nồm ẩm là điều kiện vô cùng thuận lợi để các cơn hen phế quản cấp tính tái phát và các triệu chứng ho đờm, khó thở, thở khò khè, nặng ngực,… cũng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

Làm tăng kích ứng đường hô hấp

   Độ ẩm không khí tại miền Bắc trong những ngày nồm ẩm có thể lên đến mức 80 – 90%. Những dị nguyên trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… đáng ra có thể rơi xuống các bề mặt (sàn nhà, mặt tủ,…), thì lại bị các hạt nước li ti trong không khí giữ lại. Khi người bệnh hít phải những chất này, đường hô hấp sẽ bị kích thích, co thắt, làm cho các cơn hen phế quản cấp tính tái phát.

   Nghiên cứu quy mô nhỏ đăng trên Tạp chí chuyên khoa về Hô hấp Mỹ đã chỉ ra ảnh hưởng của thời tiết nồm ẩm đến phổi người bệnh hen phế quản. Theo đó, sau khi tiếp xúc không khí có độ ẩm 75 – 80% trong 4 phút, những người mắc bệnh hen phế quản có sức cản đường thở tăng 112%, trong khi người khỏe mạnh chỉ tăng 22%.

Tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi

   Không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ ấm áp hơn là điều kiện để nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Chúng có thể lơ lửng trong không khí hoặc bám trên các bề mặt trong gia đình. Nếu xâm nhập được vào đường hô hấp, chúng sẽ khiến những cơn hen phế quản tái phát. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn, các cơn hen sẽ bùng phát với nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.

 

Thời tiết nồm ẩm là lúc vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi

 

Làm phát sinh những mùi khó chịu

   Trong điều kiện nồm ẩm, quần áo, chăn màn sau khi giặt xong, hoặc để ở nơi ẩm ướt sẽ rất lâu khô, từ đó sinh ra các mùi gây cảm giác khó chịu. Đây cũng là tác nhân có thể gây kích thích làm các cơn hen phế quản tái phát.

 

Thời tiết nồm ẩm không chỉ là “kẻ thù” duy nhất của người mắc hen phế quản

   Đường hô hấp của người bệnh hen phế quản rất nhạy cảm với những kích thích khác nhau từ môi trường. Do đó, không chỉ nồm ẩm, một số điều kiện thời tiết khác cũng có thể khiến cơn hen tái phát là:

  • Nhiệt độ quá cao, nóng nực làm tình trạng viêm đường hô hấp nặng hơn, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, gây mất nước. Điều này có thể gây khó thở cho người bệnh.
  • Nhiệt độ quá thấp, lạnh giá, khô hanh sẽ gây co mạch, làm lớp chất lỏng trong đường hô hấp bị bốc hơi rất nhanh. Lúc này, phế quản sẽ dễ bị kích ứng và sưng lên, làm các triệu chứng hen nghiêm trọng hơn.
  • Thời tiết nhiều gió khiến các dị nguyên trong không khí (bụi bản, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…) phát tán rộng hơn làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen.
  • Biên độ nhiệt dao động thất thường, tăng cao vào ban ngày và hạ thấp vào ban đêm khiến đường hô hấp của người bệnh hen phế quản không kịp thích nghi và điều chỉnh.

 

Những biện pháp giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản tái phát

   Để phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát, trước hết, bạn cần sử dụng thuốc điều trị dự phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc kể cả khi các triệu chứng không xuất hiện.

   Bên cạnh đó, bạn hãy thực hiện thêm các biện pháp dưới đây để giúp ngăn ngừa cơn hen tái phát một cách hiệu quả nhất nhé!

Hạn chế ra ngoài trong điều kiện thời tiết cực đoan

   Tốt nhất, bạn không nên ra ngoài đường trong điều kiện thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, hanh khô, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn hãy chọn những thời điểm dễ chịu hơn như: buổi chiều tối mùa hè, hay buổi trưa chiều mùa đông.

   Khi ra ngoài, bạn hãy chú ý đeo khẩu trang, giữ ấm vùng cổ họng nếu thời tiết lạnh, mang theo nước uống khi thời tiết nóng bức.

Cải thiện chất lượng không khí trong nhà

   Bạn có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà theo những cách sau:

  • Nếu thời tiết nồm ẩm, bạn cần đóng kín các cửa, để tránh hơi ẩm tràn vào nhà. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm để duy trì độ ẩm tối ưu nhất trong khoảng 30 – 50%.
  • Nếu thời tiết hanh khô, bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Nếu thời tiết nóng bức hay lạnh giá, bạn hãy dùng điều hòa để chỉnh lại nhiệt độ trong nhà.
  • Bạn có thể dùng thêm máy lọc không khí có chức năng diệt khuẩn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus,…

Giữ vệ sinh môi trường sống

   Bạn hãy thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ đạc, vật dụng và các bề mặt dễ bị bám bụi, cáu bẩn, ẩm mốc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giặt giũ quần áo thường xuyên, phơi nắng để loại bỏ mầm bệnh, bọ mạt ký sinh. Trong thời tiết nồm ẩm, quần áo khó khô thì bạn có thể sử dụng tủ sấy để tránh làm quần áo bị bốc mùi.

 

Bạn hãy lau dọn nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh

 

Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng

   Một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản có vỏ (hàu, sò, tôm, cua,…), bơ lạc, đậu phộng, đồ ăn chứa chất bảo quản,… có thể khiến con hen bùng phát. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế uống rượu, bia, đồ có gas.

Bổ sung vitamin D

    Vitamin D có thể giúp cải thiện bệnh hen phế quản bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong phổi, cũng như gia tăng sản xuất một loại protein có tác dụng chống viêm. Do đó, bạn hãy bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể. Hai cách tốt nhất để thực hiện điều này chính là ăn thực phẩm giàu vitamin D và tắm nắng.

Tránh căng thẳng và vận động gắng sức

   Căng thẳng, stress, hay vận động gắng sức đều có thể khiến cơn hen bộc phát. Vì vậy, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi để thư giãn, giảm căng thẳng, stress, và lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng.

Sử dụng sản phẩm BoniDetox

   BoniDetox có chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên như: Xuyên tâm liên, xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, baicalin, fucoidan, cam thảo Italia,… Sản phẩm giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng hô hấp, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ phổi toàn diện. Nhờ đó, BoniDetox giúp giảm triệu chứng ho đờm, khó thở, khò khè,… và ngăn ngừa các cơn hen tái phát một cách tối ưu nhất.

     Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách ngăn ngừa cơn hen phế quản tái phát trong thời tiết nồm ẩm, cũng như bất kỳ thời điểm nào khác. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về BoniDetox, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044