Chụp X quang hen phế quản có ý nghĩa gì trên lâm sàng?

Nội dung chính

 

    Hen phế quản (hay hen suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp khá thường gặp. Căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người dân Việt Nam, tương đương 3,9% dân số. Nó lấy đi sinh mạng của khoảng 4000 người mỗi năm.

     Hiện nay, X quang là một trong số những biện pháp được sử dụng để kiểm soát hen phế quản. Vậy, trên lâm sàng, chụp X quang hen phế quản có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Chụp X quang hen phế quản có ý nghĩa gì trên lâm sàng?

  

Chụp X quang hen phế quản có ý nghĩa gì trên lâm sàng?

   Chụp X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh lâu đời nhất. Các chùm tia X có thể xuyên qua mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng.

   Từ đó, các bác sĩ sẽ thu được hình ảnh về những cơ quan, khoảng không gian trong cơ thể. X quang được sử dụng nhiều trong các bệnh lý hô hấp, xương khớp, tim mạch hay ung thư,…

   Trong đó, hen phế quản là một bệnh lý hô hấp rất cần sự có mặt của phương pháp này. Chụp X quang hen phế quản được sử dụng nhằm các mục đích sau đây:

  • Cung cấp các hình ảnh cơ bản về phổi, các ống phế quản chính, giúp chẩn đoán xác định hen phế quản.
  • Giúp loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như: Viêm phổi, suy tim, lao, ung thư phổi,…
  • Giúp xác định các biến chứng của hen phế quản, ví dụ như: Tràn khí màng phổi,…

  Trên phim chụp X quang, phổi của người bệnh hen phế quản sẽ có một số đặc điểm nhất định. Thành phế quản có thể dày lên; mạch máu ở 2 phổi mảnh, thon nhỏ; mất mạch máu ở vùng dưới màng phổi.

   Trong các đợt hen phế quản cấp, nặng, hoặc hen dai dẳng, phim chụp X quang có thể cho thấy phổi căng giãn.

 

X quang hen phế quản giúp xác định các biến chứng của bệnh

 

Chụp X quang hen phế quản có hại không?

   Nếu ai đã từng chụp X quang thì sẽ nhận ra mình phải đứng trong một căn phòng đặc biệt. Đây là phòng chuyên dụng được dùng để ngăn các bức xạ từ tia X thoát ra ngoài. Điều này là để bảo vệ cho những nhân viên y tế, người bệnh và tất cả những người khác.

    Bởi lẽ, tia X là bức xạ ion hóa năng lượng cao, có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể. Việc nhiễm xạ làm giảm chức năng tủy xương, giảm sức đề kháng, thậm chí là gây ung thư, hay vô sinh.

   Tuy nhiên, chụp X quang chỉ gây hại khi người bệnh phải thường xuyên thực hiện nó. Nếu chỉ chụp từ 5 – 7 lần/ năm, X quang hen phế quản hay các bệnh lý khác, nhìn chung không gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh cường độ, bước sóng, thời gian chụp để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ tia X đến người bệnh.

 

Phụ nữ có thai chụp X quang hen phế quản được không?

   Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng rất nhạy cảm. Việc chụp X quang trong phần lớn các trường hợp đều không được chỉ định khi đang mang thai. Bởi lẽ, tia X có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tần suất tiếp xúc.

   Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2 – 6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau. Với liều bức xạ từ 5 – 6 rad, thai nhi có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

    Với thời điểm thai nhi từ 0 – 1 tuần, tia X có thể làm chết phôi. Từ 2 – 7 tuần, thì tia X có thể gây dị dạng, chậm phát triển, tăng nguy cơ mắc ung thư. Do đó, đối với phụ nữ có thai mắc hen phế quản, bác sĩ sẽ cân nhắc chụp X quang dựa trên lợi ích và nguy cơ. Thay vào đó, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp xét nghiệm khác.

   

Chụp X quang thường không áp dụng cho phụ nữ có thai mắc hen phế quản

 

Các phương pháp xét nghiệm khác ngoài chụp X quang hen phế quản

   Không chỉ với các trường hợp chống chỉ định chụp X quang, người bệnh hen phế quản thường sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác. Điều này nhằm đánh giá và theo dõi chính xác quá trình tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm này có thể kể đến như:

  • Hô hấp ký: Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất để chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của các bệnh lý hô hấp, bao gồm cả hen phế quản và COPD. Các thống số FEV, FEV1, FVC sẽ giúp đánh giá chức năng phổi.
  • Đo lưu lượng đỉnh PEF: Phương pháp này giúp dự phòng các dấu hiệu xấu đi của bệnh hen, xác định mức độ nặng,… Điều này giúp cho bác sĩ xác định được khi nào cần điều chỉnh hay thêm thuốc, người bệnh có cần nhập viện hay không…
  • Xét nghiệm FeNO: Xét nghiệm này giúp xác định xem người bệnh có đáp ứng với corticoid hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của việc dùng corticoid trên bệnh nhân và điều chỉnh liều phù hợp.
  • Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm này giúp xác định được những chất, hay nguyên nhân gây nên các triệu chứng dị ứng. Từ đó, người bệnh sẽ có cách để phòng tránh, ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát.
  • Test kích thích phế quản: Đây là phương pháp giúp đánh giá sự tăng tính phản ứng của đường thở. Các tác nhân kích thích bao gồm methacholine hít, histamine, vận động, tăng thông khí tự ý với CO2­ máu bình thường hoặc mannitol hít.
  • Khí máu giúp xác định nồng độ PO2, từ đó đánh giá mức độ bệnh. Xét nghiệm này thường chỉ dùng để đánh giá biến chứng, không dùng để chẩn đoán bệnh.
  • Các bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản theo IPCRG hoặc GINA.

 

Bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản của GINA

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về ý nghĩa của chụp X quang hen phế quản trên lâm sàng. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà