Chụp X – quang phổi: Những điều bạn cần biết

Nội dung chính

 

   Chụp X – quang phổi là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện các bệnh ở phổi. Vậy cụ thể đó là những bệnh lý nào? Người bệnh cần lưu ý gì khi đi chụp X – quang phổi? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trên, đừng bỏ lỡ nhé!

 

Khi nào bệnh nhân cần chụp X – quang ở phổi?

 

Chụp X – quang phổi là gì?

   Chụp X – quang phổi là phương pháp sử dụng máy X – quang chiếu tia X vào người bệnh. Sau đó, tia X sẽ xuyên qua các cơ quan tại vùng ngực của người bệnh và cho ra hình ảnh của tim, phổi, bộ xương lồng ngực,… trên một tấm phim nhựa hoặc tấm cảm biến kỹ thuật số .

   Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện sớm những tổn thương của phổi và đưa ra hướng điều trị. Ngoài ra, hình ảnh X – quang phổi còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi của phổi trong thời gian điều trị.

 

Ưu – nhược điểm của kỹ thuật chụp X – quang vùng phổi

Ưu điểm

   Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong thực hành lâm sàng với những ưu điểm sau:

  • Đây là phương pháp thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn, không gây đau cho bệnh nhân.
  • Chi phí phù hợp với túi tiền của bệnh nhân.
  • Chụp X – quang phổi giúp phát hiện và đánh giá sơ bộ đa số các tổn thương tại phổi. Ngoài ra, phương pháp này còn chụp được nhiều bộ phận khác tại ngực như tim, bộ xương, mạch máu,…

Nhược điểm

   Bên cạnh các ưu điểm trên, kỹ thuật chụp X – quang phổi có những nhược điểm sau:

  • Phương pháp này không phát hiện được các tổn thương nhỏ hoặc bệnh lý giai đoạn sớm trên phổi.
  • Tổn thương phổi có khả năng bị che bởi bóng tim, xương sườn.
  • Phương pháp này khó phát hiện các tổn thương trên hai đỉnh phổi.
  • Tia X sử dụng trong kỹ thuật này có thể gây hại cho con người nếu tiếp xúc thời gian dài. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, kỹ thuật này có thể gây hại cho thai nhi.

 

Khi nào bệnh nhân cần chụp X – quang phổi?

   Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định chụp X – quang phổi:

  • Bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát hoặc định kỳ.
  • Bệnh nhân có những triệu chứng: Ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,…
  • Bệnh nhân đang có những bệnh lý về phổi.
  • Bệnh nhân bị nghi ngờ đang bị các bệnh lý như viêm phổi, lao phổi, tràn dịch màng phổi,…
  • Bệnh nhân bị chấn thương lồng ngực như tổn thương xương sườn, xương đòn,…

 

Chụp X – quang phổi giúp phát hiện những bệnh lý gì?

   Dựa vào hình ảnh X – quang phổi,  bác sĩ có thể phát hiện sớm một số bệnh lý sau:

Tràn dịch màng phổi

   Tràn dịch màng phổi là tình trạng khoang màng phổi có ứ đọng chất lỏng một cách bất thường. Hình ảnh chụp X – quang phổi của bệnh này có các khoảng mờ đậm, đồng đều nhau, bờ rõ. Đối với trường hợp tràn dịch vừa phải, trên phim chụp sẽ thấy đường cong Damoiseau. Với bệnh nhân bị tràn dịch nhiều, ta có thể thấy hình ảnh mờ đều toàn bộ một bên phổi.

 

Hình ảnh đường cong Damoiseau ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi.

 

Viêm phổi

   Viêm phổi là tình trạng viêm, nhiễm trùng tại các phế nang – túi khí dự trữ oxy cho cơ thể. Ở bệnh nhân bị viêm phổi, các túi khí này chứa đầy dịch nhầy và mủ. Bệnh này có thể do vi khuẩn, virus hoặc các ký sinh trùng gây ra.

   Khi mới khởi phát, người bệnh có các triệu chứng nhẹ và tương tự như cảm lạnh hoặc cúm. Nhưng sau đó, các dấu hiệu trở nên rõ ràng và nặng hơn. Người bệnh viêm phổi có thể sốt cao, đau tức ngực khi thở sâu hoặc khi ho, khó thở, nét mặt tím tái do thiếu oxy,…

   Ở hình ảnh X – quang phổi, ta có thể thấy những đám mờ rải rác hoặc khu trú trong nhu mô phổi.

   Tùy từng loại viêm phổi,  hình ảnh chụp X – quang sẽ có những đặc điểm khác nhau, ví dụ:

  • Hình ảnh chụp X – quang viêm phổi thùy có một vùng mờ tại một thùy hoặc một phân thùy. Vùng mờ này có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
  • Hình ảnh viêm phổi do virus có những vùng mờ nhạt ranh giới không rõ, thường xuất hiện ở vùng dưới phổi.
  • Hình ảnh viêm phổi tụ cầu biểu hiện bằng những vùng mờ nhỏ, rải rác, thường tiến triển thành áp xe.

 

Hình ảnh viêm phổi do tụ cầu

 

Lao phổi

   Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, do vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công vào phổi. Người bệnh có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 3 tuần, kèm theo sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi, sụt cân,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ho ra máu với số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực.

   Hình ảnh chụp X – quang sẽ khác nhau tùy từng loại lao phổi:

  • Lao sơ nhiễm: Điển hình là hình quả tạ được tạo bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch.
  • Lao thâm nhiễm sớm: Đây là giai đoạn trung gian giữa lao sơ nhiễm và lao mạn tính. Hình chụp X – quang có một đám mờ không có ranh giới rõ rệt ở vùng dưới đòn.
  • Lao mạn tính: Gồm lao nốt, lao xơ hang và lao xơ với đặc điểm X – quang đặc trưng sau:
  • Lao nốt: Tổn thương là các nốt mờ, thường tập trung thành từng đám.
  • Lao xơ hang: Tổn thương hình hang, thành dày hoặc mỏng. Bờ hang không đều và nham nhở, bên trong chứa khí.
  • Lao xơ: Các thành phần xung quanh bị co kéo về phía tổn thương và làm giảm thể tích phổi. Tổn thương thường xuất hiện ở vị trí đỉnh và hạ đòn hai bên.
  • Lao kê: Hình ảnh đặc trưng là các chấm mờ nhỏ như hạt kê rải rác khắp hai phổi.

 

Hình ảnh chụp X – quang phổi ở bệnh nhân lao kê

 

Xẹp phổi

   Xẹp phổi là hiện tượng bệnh lý xảy ra khi phổi hoặc các thùy phổi rơi vào tình trạng bị xẹp một phần hoặc toàn bộ. Lúc này, các phế nang sẽ không giãn nở như bình thường khi cơ thể hít thở mà bị xẹp lại hoặc chứa đầy dịch.

 Trên hình chụp X – quang của bệnh nhân xẹp phổi sẽ có những hình mờ dạng đường hoặc đám, gây co kéo các vùng phổi bên cạnh về phía tổn thương.

Ung thư phổi

   Dựa trên các dấu hiệu trên hình chụp X – quang phổi, các bác sĩ có thể phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

 

Các lưu ý khi chụp X – quang phổi

   Dưới đây là một số điều bệnh nhân cần lưu ý để có kết quả chụp chính xác và đảm bảo an toàn:

  • Trước khi chụp, bệnh nhân cần bỏ những vật bằng kim loại trên người như trang sức, kính,… Những đồ vật này có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, ảnh hưởng đến kết quả chụp.
  • Bệnh nhân nữ cần đảm bảo chắc chắn mình không mang thai. Nếu bạn mang thai hoặc nghi mang thai, nên thông báo ngay với bác sĩ trước khi chụp.
  • Khi đi chụp X – quang, bệnh nhân nên mặc đồ nhẹ, mỏng.
  • Bệnh nhân nên nín thở khi chụp để tăng độ nét của hình ảnh X – quang.

   Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X – quang phổi. Hiện nay, kỹ thuật này vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc xác định và chẩn đoán ban đầu các bệnh lý về phổi. Đây là kỹ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà