Nội dung chính
Đờm đặc, quánh và dính là hiện tượng khá thường gặp ở người bị ho đờm. Điều đó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tống chúng ra ngoài.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi đờm không khạc ra được, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đờm không khạc ra được phải làm sao?
Ho có đờm có thể do nguyên nhân ở đường hô hấp trên hoặc các bệnh lý ở đường hô hấp dưới. Lúc này, bạn cần áp dụng biện pháp phù hợp cho từng trường hợp để thu được hiệu quả tốt.
Cách xử lý tình trạng đờm không khạc ra được do bệnh đường hô hấp trên
Các bệnh đường hô hấp trên có thể gây tình trạng đờm không khạc ra được là: Viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Lúc này, bạn cần điều trị hiệu quả các bệnh lý nguyên nhân bằng cách dùng thuốc, giữ ấm cơ thể… Đồng thời, bạn kết hợp thêm những cách làm loãng đờm như sau:
Tăng cường uống nước ấm
Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến đờm vón cục lại, tạo thành sợi đờm dai và khó khạc. Việc uống đủ nước sẽ giúp đờm ở đường hô hấp loãng hơn, long ra và dễ khạc ra ngoài hơn.
Một ngày bạn nên uống tối thiểu 1.5 -2 lít nước. Nếu bị sốt, bạn nên tăng cường uống thêm nước để bù lại lượng nước bị mất đi.
Dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo
Môi trường không khí quá khô cũng là một trong những tác nhân khiến đờm dai và đặc. Lúc này, việc dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo đúng cách sẽ hữu ích với bạn.
Có nhiều loại máy tạo độ ẩm khác nhau, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tạo độ ẩm cho không khí. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó. Bởi nếu môi trường không khí xung quanh quá ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển. Điều đó dễ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đường hô hấp của bạn.
Dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo
Xông hơi để giúp đờm loãng hơn
Khi xông hơi đúng cách, hơi nước nóng sẽ giúp đường thở mở rộng hơn, làm lỏng chất nhầy ở mũi và cổ họng, làm dịu đường thở, góp phần giảm sưng tấy mũi. Điều này giúp bạn dễ khạc đờm ra hơn.
Tăng cường vận động
Tư thế ngồi dậy, đi lại hoặc tập thể dục sẽ giúp đờm dễ long ra hơn so với việc nằm một chỗ. Vì vậy, nếu có thể, mỗi ngày bạn nên đi bộ, tập thể dục khoảng 30 phút, lưu ý là không nên gắng sức quá mức.
Các phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng đờm không khạc ra được với đờm ở đường hô hấp trên. Khi áp dụng, bạn sẽ thấy việc khạc đờm dễ dàng hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn.
Cách xử lý tình trạng đờm không khạc ra được do bệnh đường hô hấp dưới
Nếu nguyên nhân của tình trạng đờm không khạc ra được xuất phát từ các bệnh lý đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…, các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, giãn phế quản…) thì việc cải thiện sẽ trở nên phức tạp hơn. Lúc này, bạn cần áp dụng các biện pháp kể trên kết hợp với:
Vỗ rung lồng ngực
Phương pháp này sẽ giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đem lại hiệu quả long đờm, phù hợp với những bệnh nhân có ứ đọng, tăng tiết đờm dịch trong đường hô hấp dưới như: Viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, COPD, xẹp phổi, người bệnh có thở máy, người nằm bất động lâu ngày.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện bài tập hít thở sâu, ho khạc đờm chủ động để tăng cường hiệu quả long đờm, giúp khạc chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
Cải thiện tốt các bệnh lý gây đờm
Với các bệnh lý như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…, bạn cần kết hợp giữa việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ với thực hiện những biện pháp khắc phục nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào và tránh xa khói thuốc, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Khói bụi, bụi đường, bụi sơn, bụi gỗ hay những chất tẩy rửa hóa học.
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
- Uống BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày để giải độc và tăng cường sức đề kháng cho phổi. Sản phẩm này còn có các thảo dược giúp long đờm, chống viêm, giảm ho như tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn, từ đó giúp giảm các triệu chứng đờm, ho, khó thở hiệu quả.
Sản phẩm BoniDetox
Đến đây, hy vọng bạn đã có cho mình những cách khắc phục tình trạng đờm không khạc ra được hiệu quả, an toàn. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Cảnh báo: Thời tiết nồm ẩm khiến hen phế quản nặng lên bất thường
- Tại sao cơn hen phế quản lại dễ tái phát khi trời trở lạnh?