Nội dung chính
Nhiều người sử dụng thạch tín hoặc thuốc có lẫn thành phần thạch tín (một chất gây độc) để chữa hen phế quản, vảy nến. Tuy nhiên, đây là một cách chữa bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể mang đến những hậu quả khôn lường.
Bệnh nhân bị ung thư da do dùng thạch tín chữa bệnh hen
Ung thư da do dùng thạch tín chữa bệnh hen
Thấy lòng bàn tay mình xuất hiện lốm đốm dày sừng, đau nhức nhẹ, một người đàn ông 66 tuổi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán là ung thư da do nhiễm độc thạch tín.
Được biết, người này đã sử dụng thạch tín (Asen) để điều trị hen trong nhiều năm qua. Sau một thời gian, ông thấy đau nhức nhẹ ở lòng bàn tay, nhiều đốm nâu vùng ngực, bụng. Đốm nâu tăng dần kích thước trong mấy năm nay. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư biểu mô tế bào vảy vùng ngực, bụng, trên tiền sử dùng thạch tín. Ông được phẫu thuật loại bỏ ung thư, hiện sức khỏe ổn định.
Ông không phải trường hợp duy nhất bị ung thư do sử dụng thạch tín điều trị bệnh. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quang (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương), thời gian qua bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy thể tại chỗ (Đa Bowen) trên bệnh nhân có tiền sử dùng thạch tín lâu năm, như người đàn ông trên. Bác sĩ cho biết “Thạch tín là một chất gây độc cho cơ thể, tuy nhiên chưa được quản lý chặt chẽ, người dân cũng không đủ kiến thức về chất độc này nên dùng để trị bệnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc”.
Thạch tín – khoáng chất độc hại
Thạch tín (Asen) là chất dễ tan trong nước, khi tan tạo dung dịch không màu và không mùi. Đây là kim loại khá giòn, thường có màu trắng xám hoặc xám đen và có nhiều hình dạng khác nhau.
Theo y học cổ truyền, thạch tín có vị chua, cay, tính nóng và có tác dụng trừ đờm. Dân gian thường sử dụng thạch tín làm thuốc trị hen suyễn. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân đã tự ý sử dụng thạch tín để điều trị bệnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng Thạch tín hoàn toàn không có tác dụng điều trị hen suyễn. Không những vậy, nó còn làm tổn thương chức năng gan, thận, tăng sinh tế bào gai, có thể dẫn đến ung thư.
Thạch tín được phân loại là chất gây ung thư
Bệnh nhân nhiễm độc thạch tín thường có biểu hiện nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân bị tê ngứa da và các chi, chuột rút và thậm chí là tử vong. Nếu tiếp xúc với thạch tín lâu dài, bệnh nhân có nhiều khả năng bị tổn thương da như thay đổi sắc tố, sừng hóa lòng bàn tay, bàn chân …và ung thư da.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã phân loại các hợp chất thạch tín, đặc biệt là thạch tín trong nước uống là các chất gây ung thư cho con người. Ngoài ung thư da, thạch tín còn có thể gây ra ung thư bàng quang và ung thư phổi.
Thạch tín là một chất độc, có thể gây ung thư và hoàn toàn không có tác dụng điều trị hen suyễn. Bệnh nhân hen suyễn nên cảnh giác, tỉnh táo trước những phương pháp điều trị bệnh được truyền miệng mà chưa được kiểm chứng. Để biết thêm biện pháp cải thiện hen suyễn hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Mẹo ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho người sống ở đô thị
- Trào ngược dạ dày và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?