Nội dung chính
Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, người ta thường quan tâm đến các biến chứng trên tim mạch, mạch máu; các bất thường về cơ và xương; ung thư phổi. Nhưng lại rất ít người coi trọng vấn đề suy dinh dưỡng ở đối tượng bệnh nhân này. Vì vậy, chúng tôi sẽ thông qua bài viết sau đây giúp bạn thay đổi nhận thức về vấn đề đó, cho bạn thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh COPD và cách để giúp họ cải thiện bệnh tối ưu. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hãy quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng ở người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính – Vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Khoa Y tế Công cộng, Khoa Y, Đại học Inönü, Malatya, Thổ Nhĩ Kỳ và một số đơn vị khác về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD cho kết quả: Có 17% bệnh nhân COPD trong nghiên cứu này bị suy dinh dưỡng.
Đó là nghiên cứu được thực hiện ở một nước phát triển. Còn ở Việt Nam thì sao? Một nghiên cứu khác được thực hiện tại nước ta cho thấy tỷ lệ bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng là rất cao. Đó là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại một phòng khám ngoại trú COPD ở Việt Nam từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017. Kết quả cho thấy, trong số 168 bệnh nhân ngoại trú COPD tham gia nghiên cứu:
– 74,4% được chẩn đoán là suy dinh dưỡng
– 81,5% bị sụt cân bất thường.
– Hầu hết bệnh nhân không đáp ứng được nhu cầu năng lượng và protein của cơ thể.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam đang ở mức cao
Suy dinh dưỡng ở người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính rất nguy hiểm bởi nó khiến bệnh nặng hơn thông qua các cơ chế như:
– Suy dinh dưỡng làm cơ hô hấp bị mỏng và yếu đi. Tình trạng tắc nghẽn phế quản ở người bệnh COPD vốn đã tạo gánh nặng cho cơ, nay cơ lại yếu đi không đảm đương nổi vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp và trở nên quá tải. Điều đó khiến tình trạng khó thở trầm trọng hơn.
– Cơ thể bị suy dinh dưỡng thường sẽ thiếu những khoáng chất cần thiết cho cơ thể và cơ bắp như canxi, magie, phốt pho… Điều này khiến cơ hô hấp bị yếu đi.
– Việc không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Điều đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, và nó đặc biệt nghiêm trọng khi dẫn đến đợt bội nhiễm phổi, gây ra những đợt cấp tính. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ khiến các triệu chứng ho đờm, khó thở rầm rộ hơn, người bệnh có thể bị tử vong do suy hô hấp. Ngoài ra, sau mỗi đợt cấp tính, bệnh COPD cũng tiến triển nặng hơn, thời gian sống còn lại của bệnh nhân bị rút ngắn.
Suy dinh dưỡng khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên trầm trọng hơn
Vì sao người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng
Sự mất cân bằng giữa cung cấp năng lượng và nhu cầu tiêu thụ năng lượng là nguyên nhân khiến người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD bị suy dinh dưỡng, cụ thể:
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng tiêu thụ calo
Tình trạng tắc nghẽn phế quản và ứ khí trong lồng ngực khiến người bệnh thường xuyên phải thở gắng sức, cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, nhịp thở tăng nhanh hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng hơn trong quá trình hít thở so với người có lá phổi khỏe mạnh.
Theo Tổ chức COPD (Hoa Kỳ), những người bị khó thở do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần thêm từ 430 đến 720 calo mỗi ngày.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần nhiều năng lượng hơn để thở
Quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể người bệnh COPD bị ảnh hưởng
Mặc dù cơ thể phải dùng nhiều năng lượng nhưng quá trình ăn uống và hấp thu dinh dưỡng của người bệnh COPD lại bị tác động tiêu cực, cụ thể:
– Hoạt động nuốt thức ăn làm người bệnh mệt hơn khiến họ ăn ít hơn: Thông thường, khi nuốt thức ăn con người sẽ ngưng thở trong một một vài giây. Với người bình thường, điều đó không ảnh hưởng gì nhưng với người bệnh COPD, họ cảm thấy khó thở và mệt nhiều hơn khi ăn và nuốt. Cảm giác mệt mỏi mỗi khi ăn khiến người bệnh dần dần cảm thấy chán ăn, ăn ít đi, từ đó dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.
– Tình trạng ứ khí trong lồng ngực làm cho lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày làm cho người bệnh COPD rất dễ mệt khi ăn no, khiến họ lười ăn hơn.
– Người bệnh COPD ít đi lại, ít vận động để tránh khó thở nên ít thèm ăn.
– Một số trường hợp do thường xuyên lo lắng quá mức về bệnh tật dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí bị loét dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống.
– Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khả năng cảm nhận mùi và vị ở bệnh nhân COPD giảm so với người khỏe mạnh bình thường. Điều đó kết hợp với các vấn đề kể trên sẽ khiến tình trạng chán ăn nặng nề hơn.
Nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng trong khi người bệnh ăn kém, chán ăn, ăn ít chính là nguyên nhân khiến họ bị suy dinh dưỡng và sụt cân bất thường.
Tình trạng chán ăn ở người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD gây suy dinh dưỡng
Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng thì cần làm gì?
Sau đây là những lời khuyên tốt nhất để người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả:
– Cung cấp đủ năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người bệnh COPD là 40-45 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Để làm được điều này, bạn nên tăng cường bổ sung năng lượng từ tinh bột, đạm, chất béo theo tỷ lệ 50%:15%:35% một ngày, ăn 2-4 chén cơm một ngày, ăn đủ đạm, chất béo (nên ăn chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật).
– Tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, yếu tố vi lượng từ rau, củ, quả, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Các vitamin này có tác dụng giảm gốc oxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra.
– Ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má để tăng sức cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn).
– Giảm các loại thức ăn lỏng, ví dụ như canh hay nước uống kèm trong bữa ăn để giúp thức ăn có nhiều không gian hơn trong dạ dày của bạn.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng hơn.
– Tránh những loại thực phẩm, món ăn gây đầy hơi, khó tiêu.
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trong bữa ăn nên ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai.
– Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi ăn.
– Nếu căng thẳng, lo lắng dẫn đến chán ăn, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện tâm trạng của mình: Có suy nghĩ tích cực hơn, thực hiện ngồi thiền và những bài tập thở cho người bệnh COPD.
Người bệnh COPD cần ăn đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày
Điều quan trọng là cần cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả
Hiện tượng khó thở và sự tiến triển nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra sự chán ăn, tăng tiêu thụ calo, từ đó dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Và ngược lại, khi bị suy dinh dưỡng, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, điều quan trọng hơn cả đó là bạn cần có biện pháp giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiệu quả.
Để bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được cải thiện tốt nhất, người bệnh cần kết hợp hiệu quả giữa việc dùng thuốc và có phương pháp giải độc phổi hiệu quả. Trong đó, giải độc phổi đóng vai trò quan trọng bởi nguyên nhân gốc của bệnh này đó là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, bụi bẩn, khói, hóa chất độc hại từ môi trường ô nhiễm. Khi đã mắc bệnh, các độc tố bám trong phổi từ trước sẽ tiếp tục gây độc, khiến bệnh trở nặng hơn (Ho khạc đờm tăng lên, khó thở nặng hơn…). Để giải độc phổi hiệu quả, bạn nên sử dụng BoniDetox của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày.
Sản phẩm BoniDetox
BoniDetox – Bí quyết giúp giải độc phổi cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:
– Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Các thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đặc biệt là giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương hiệu quả.
– Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài môi trường trước khi chúng kịp tấn công sâu vào trong phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.
– Các thảo dược giúp làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản. Nhờ đó, BoniDetox giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở cho người bệnh COPD.
– Thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ u bướu phổi là fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.
Nhờ thành phần toàn diện như trên, BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh.
BoniDetox – Bí quyết giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống khỏe hơn mỗi ngày
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Cách phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Tại sao cơn hen phế quản lại dễ tái phát khi trời trở lạnh?