Nội dung chính
Hen phế quản là một trong những bệnh lý mạn tính ở đường hô hấp có thể bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, một số người có nguy cơ cao bị mắc phải bệnh lý này khi làm việc tại những nơi có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,…. Đây được gọi là bệnh hen phế quản nghề nghiệp. Vậy, người bị mắc hen phế quản nghề nghiệp sẽ cần lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Người mắc hen phế quản nghề nghiệp cần lưu ý những gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hen phế quản nghề nghiệp?
Hen phế quản nghề nghiệp là một dạng hen phế quản hình thành do tiếp xúc thường xuyên với những tác nhân nghề nghiệp đặc thù. Số lượng người mắc hen phế quản nghề nghiệp chiếm khoảng 10 – 25% số lượng bệnh nhân hen.
Hiện nay, có tới 250 chất khác nhau được xác định là nguyên nhân gây ra hen phế quản nghề nghiệp. Một số tác nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Các loại protein có trong lông, tóc, móng, vảy hoặc chất tiết từ động vật.
- Hóa chất, dung môi để làm sơn, vecni, chất kết dính, nhựa hàn,…
- Enzyme có trong chất tẩy rửa.
- Bụi kim loại (bạch kim, crom, niken,…), bụi vải, bụi gỗ, bụi bông, bụi than, bụi amiăng, bụi silic,…
- Mủ cao su, bột mì, bột ngũ cốc,…
- Các chất kích thích hô hấp (khí clo, sulfur dioxide,…).
Những chất này sẽ tích tụ lại bên trong đường hô hấp và gây nhiễm độc phổi. Theo thời gian, tình trạng tổn thương phổi do nhiễm độc sẽ nặng dần lên, dẫn đến viêm niêm mạc và hình thành hen phế quản nghề nghiệp.
Những người có cơ địa dị ứng, gia đình có người bị hen phế quản, hay thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc hen phế quản nghề nghiệp cao hơn bình thường.
Điều trị hen phế quản nghề nghiệp có khó không?
Giống như các loại hen phế quản khác, người mắc hen phế quản nghề nghiệp cũng có những triệu chứng hô hấp như: Ho nhiều, ho về đêm, tức ngực, khó thở, thở khò khè, khó thở nặng hơn khi hoạt động gắng sức,….
Do đó, cách điều trị hen phế quản nghề nghiệp cũng tương tự với những loại hen phế quản khác. Những loại thuốc mà người bệnh sử dụng cũng dựa trên nguyên tắc là kiểm soát lâu dài và cắt cơn.
Các thuốc điều trị hen thường được sử dụng dưới dạng thuốc hít.
Tuy nhiên, vì thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích tại nơi làm việc, người mắc hen phế quản nghề nghiệp thường dễ bị khởi phát những cơn hen cấp tính hơn bình thường. Do đó, việc kiểm soát bệnh cũng sẽ khó khăn và người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng khác nhau.
Một số biến chứng của hen phế quản có thể kể đến như:
- Biến dạng lồng ngực, lồng ngực thường có hình thùng.
- Nhiễm trùng thường xuyên do tắc nghẽn đường hô hấp, đờm nhiều.
- Suy tim phải, loạn nhịp tim.
- Tràn khí màng phổi, gây xẹp phổi, suy hô hấp.
Ngoài ra, người bệnh hen cũng có thể gặp phải một số biến chứng do thuốc điều trị như: Viêm loét dạ dày, loãng xương,…
Những biện pháp nào giúp ngăn hen phế quản nghề nghiệp trở nặng?
Do có yếu tố đặc thù về công việc, vì vậy, để ngăn hen phế quản nghề nghiệp trở nặng thì sẽ cần có sự phối hợp của cả doanh nghiệp và người lao động.
Đối với doanh nghiệp
- Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý khí thải độc hại tại nơi làm việc.
- Nắm rõ những tác nhân có thể gây bệnh và tìm cách loại bỏ tối ưu nhất cho từng loại.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Áp dụng công nghệ, máy móc để thực hiện những công việc phải tiếp xúc trực tiếp với những chất độc hại.
- Thay thế những nguồn nguyên liệu mới ít độc hại hơn với người lao động.
Đối với bản thân người lao động
- Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo hộ lao động như: Đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặc quần áo bảo hộ,…
- Khám tầm soát hen phế quản từ sớm.
- Không ăn uống ở gần nơi làm việc.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi rời khỏi nơi làm việc.
- Luôn mang theo thuốc bên mình.
Tại nơi sinh sống, người bệnh hen cũng nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng. Đồng thời, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày 1 tuần, nhưng cần tránh vận động gắng sức.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm giúp giải độc phổi và kiểm soát tình trạng viêm ở phế quản. Và sản phẩm sẽ giúp bạn thực hiện được điều này chính là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox – Sản phẩm hàng đầu cho người mắc hen phế quản nghề nghiệp
BoniDetox là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, giúp giải độc, làm sạch chất độc tích tụ trong phổi, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi và bảo vệ phổi toàn diện. Các thành phần của BoniDetox gồm có:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin (chiết xuất Hoàng cầm), lá ô liu có tác dụng giúp giải độc, làm sạch phổi; chống oxy hóa và hỗ trợ phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương do ô nhiễm, hóa chất độc hại.
- Tỳ bà diệp, chiết xuất lá bạch đàn, bồ công anh giúp sát khuẩn, chống viêm, giãn phế quản, giảm phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp, nhờ đó giúp giảm ho, long đờm, hít thở dễ dàng.
- Cúc tây, xuyên bối mẫu, Fucoidan (chiết xuất tảo nâu Nhật Bản) giúp bảo vệ phổi, ngăn chặn những tác nhân độc hại xâm nhập vào phổi và tăng cường sức đề kháng của phổi.
Thành phần của sản phẩm BoniDetox.
BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp các thành phần được đưa về kích thước nano (dưới 70nm). Từ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ được các nguồn tạp chất và làm tăng khả năng hấp thu lên 100%.
Liều dùng BoniDetox
BoniDetox sẽ giúp giảm ho, đờm chỉ sau 1 tháng, giảm khó thở sau 3 tháng sử dụng với liều từ 2 – 4 viên/ngày, uống trước ăn hoặc sau ăn 30 phút.
Tuy nhiên, để phục hồi chức năng hô hấp hiệu quả nhất, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm của hen phế quản, người bệnh nên sử dụng BoniDetox đủ một liệu trình từ 2 – 4 tháng, sau đó duy trì với liều 2 viên/ngày.
Đánh giá BoniDetox
Qua nhiều năm, BoniDetox đã giúp đã giúp hàng ngàn người bệnh hen phế quản nghề nghiệp có thể chung sống khỏe mạnh với bệnh và phòng chống những biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết:
“Bác làm nghề giáo nên hít phải nhiều bụi phấn, khiến cho phổi bị nhiễm độc. Lâu dần, tình trạng chuyển thành hen phế quản nghề nghiệp. Mỗi lần lên cơn hen là bác lại bị khó thở, thở vô cùng khó khăn, ngực như bị bóp nghẹt lại. Bác còn nghe rõ tiếng rít, những khi đó mồ hôi vã ra như tắm. Còn những lúc bình thường thì đỡ hơn, nhưng vẫn rất mệt mỏi. Sức khỏe của bác cũng kém dần đi sau mỗi lần như vậy.”
“Bác được người quen chỉ cho dùng BoniDetox, bác cũng thử xem sao. Thật không ngờ, chỉ sau gần 1 tháng uống liều 4 viên/ngày, bác đã thấy người khỏe hơn hẳn, bớt đau ngực, giảm ho, khạc được đờm ra ngoài. Đờm loãng và trong hơn rất nhiều so với trước đây. Sau tròn 4 tháng sử dụng, bác thấy khỏe hẳn ra, hít thở bình thường, mà đặc biệt là không thấy cơn hen tái phát nữa. Từ đó đến giờ, bác thấy người khỏe mạnh, tinh thần cũng thoải mái vô cùng.”
Bác Lê Xuân Lộc, điện thoại: 0914.060.795.
Mua BoniDetox ở đâu?
Hiện tại, sản phẩm BoniDetox 30 viên được phân phối bởi công ty Botania với mức giá 360.000 đồng. Quý khách có thể gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính, dược sĩ sẽ tư vấn và gửi BoniDetox về tận nhà. Hoặc, quý khách có thể mua sản phẩm tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.
BoniDetox còn có chương trình mua 6 tặng 1 với hình thức nhắn tin tích điểm. Trên mỗi lọ sản phẩm BoniDetox có một mã tem tích điểm tương ứng với 1 điểm. Khi tích đủ 6 điểm, quý khách được tặng 1 lọ BoniDetox mới, quà tặng sẽ được gửi về tận nhà quý khách.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về biện pháp giúp kiểm soát bệnh hen phế quản nghề nghiệp. BoniDetox là sản phẩm ưu việt giúp khôi phục chức năng hô hấp, giảm tần suất tái phát cơn hen và kiểm soát bệnh dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM: