Ho có đờm khó thở lâu ngày: Cẩn thận các bệnh lý nguy hiểm!

Nội dung chính

 

   Nếu chỉ húng hắng ho vài lần, bạn có thể không để ý đến. Tuy nhiên, nếu ho có đờm khó thở lâu ngày, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, điển hình là hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)… Vậy cụ thể, mức độ nguy hiểm của các bệnh lý gây ho, đờm, khó thở kéo dài là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!

 

Ho có đờm khó thở lâu ngày: Cẩn thận các bệnh lý nguy hiểm!

 

Ho có đờm khó thở lâu ngày là bệnh gì?

   Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các thành phần như chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn, virus… bám ở đường hô hấp ra ngoài. Khi xuất hiện phản xạ này, chứng tỏ cơ thể bạn đang có những tác nhân gây hại.

   Đặc biệt, tình trạng ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi còn là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý dưới đây:

Bệnh viêm phế quản mãn tính

   Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý mà niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, tăng tiết đờm nhầy, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt từ ba tháng trở lên trong một năm và ít nhất là hai năm liền.

   Các triệu chứng ho có đờm thường nặng hơn vào mùa thu đông. Xen kẽ giữa những giai đoạn ổn định, người bệnh sẽ gặp những đợt cấp với triệu chứng ho có đờm tăng lên kèm theo khó thở.

Bệnh giãn phế quản

   Giãn phế quản là tình trạng giãn liên tục, giãn vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều đoạn phế quản trong phổi khi các tổ chức như lớp cơ chun, lớp sụn của thành phế quản bị phá hủy.

 

Bệnh giãn phế quản (GPQ)

 

   Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ho mãn tính, phế quản tăng tiết đờm quá mức và các đợt cấp do nhiễm khuẩn tái phát. Giãn phế quản thường gặp ở người lớn tuổi, bệnh tiến triển nhanh và dễ xuất hiện những đợt cấp gây ho có đờm khó thở rầm rộ.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đặc trưng bởi hiện tượng luồng không khí thở ra bị cản trở, không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Bệnh thường tiến triển theo thời gian, mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi đường thở bị viêm, nhiễm trùng gây ra đợt cấp. Người bệnh có thể bị viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế nang hoặc cả hai.

   Trong đó, viêm phế quản mãn tính khiến đường dẫn khí bị hẹp lại và nhiều đờm nhầy khiến không khí khó hoặc không thể lưu thông. Giãn phế nang là bệnh mà phế nang bị mất hoặc giảm khả năng co bóp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở, đặc biệt là thì thở ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho có đờm khó thở.

Bệnh lao phổi

   Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Người bệnh có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, tức ngực, thậm chí là ho ra máu.

 

Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

 

   Ngoài các bệnh lý trên, còn có trường hợp người bệnh bị ho có đờm khó thở không rõ nguyên nhân, thời gian ho diễn ra trên 8 tuần nhưng lại chưa đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán một bệnh cụ thể. Vì vậy, các phương pháp điều trị chủ yếu chỉ tác động vào triệu chứng. Khi dừng điều trị, tình trạng ho có đờm lại tái phát trở lại, thậm chí còn nặng hơn.

   Trường hợp này được các chuyên gia lý giải rằng phổi đã bị tổn thương và nhiễm độc từ các tác nhân như khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus… nhưng những tổn thương đó chưa đủ lớn để chẩn đoán một bệnh lý cụ thể. Chúng chỉ biểu hiện ra bằng các triệu chứng ho có đờm khó thở. Nếu phổi không được giải độc, những tổn thương đó sẽ lớn dần, từ đó gây ra các bệnh lý như trên.

 

Mức độ nguy hiểm của những bệnh lý gây ho có đờm khó thở lâu ngày

   Các bệnh lý gây ho có đờm khó thở lâu ngày nêu ở phần trên đều có đặc điểm chung là phổi bị tổn thương và nhiễm độc từ các tác nhân có hại. Nếu người bệnh không khắc phục sớm, mức độ tổn thương tăng lên sẽ làm bệnh tiến triển nặng thành những biến chứng rất nguy hiểm, cụ thể:

– Bệnh viêm phế quản mãn tính: Tần suất xuất hiện đợt cấp tăng cao, người bệnh dễ phải đối mặt với các biến chứng như giãn phế nang, tâm phế mạn, tăng áp động mạch phổi, COPD, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

 

Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

 

– Bệnh giãn phế quản: Phế quản giãn rộng và kéo dài sẽ gây áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng, mủ phế quản, nhiễm mủ phổi gây khó thở, suy hô hấp, suy tim…

– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm: Tăng áp lực động mạch phổi, tâm phế mạn, tràn khí màng phổi, ung thư phổi…

– Bệnh lao phổi: Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như tràn dịch, tràn khí màng phổi, xơ phổi, ho nhiều ra máu, nguy cơ tử vong cao.

   Có thể thấy, các bệnh lý gây ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi đều có nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu người bệnh không khắc phục kịp thời. Vậy phải làm sao khi bị ho, đờm, khó thở?

 

Ho có đờm khó thở lâu ngày phải làm sao?

   Như ta đã tìm hiểu ở phần trên, ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi là dấu hiệu cảnh báo phổi đang bị nhiễm độc, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ở bộ phận này. ThS.BS Vũ Thị Khánh Vân, nguyên CN A9 – Viện YHCT Quân Đội đã chia sẻ chi tiết những việc mà người bị ho có đờm khó thở lâu ngày nên làm ở video dưới đây:

ThS.BS Vũ Thị Khánh Vân chia sẻ giải pháp cho người bị ho có đờm khó thở lâu ngày

 

   Theo ThS.BS Vũ Thị Khánh Vân, bạn cần:

– Đi khám sớm: Để phát hiện kịp thời các bệnh lý gây ho có đờm khó thở và được kê đơn thuốc cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

– Bảo vệ phổi, không để phổi bị nhiễm độc thêm bằng cách hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm, các hóa chất độc hại. Đồng thời kết hợp với việc tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi.

– Kết hợp sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng giảm ho, long đờm để giúp giảm triệu chứng ho có đờm cho người bệnh. 

– Giải độc phổi: Giải độc cho phổi là dùng các biện pháp nhằm làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi, không cho các độc tố tiếp tục gây tổn thương phổi. Đồng thời, dùng các biện pháp phục hồi cho những tế bào và mô phổi bị tổn thương. Từ đó, khắc phục được nguyên nhân gốc gây tình trạng ho đờm khó thở lâu ngày do tổn thương và nhiễm độc phổi.

   Bác sĩ cũng cho biết trên thị trường hiện nay, những thảo dược giúp giảm ho, long đờm, thông thoáng đường thở như bồ công anh, tỳ bà diệp… cùng với các loại thảo dược giúp giải độc phổi như xuyên tâm liên, hoàng cầm… đều đã được kết hợp tinh tế trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ – Giải pháp toàn diện dành cho người bị ho có đờm khó thở lâu ngày không khỏi.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

BoniDetox – Lấy lại niềm vui và sức khỏe cho người bị ho có đờm khó thở do nhiễm độc phổi

   BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, công thức toàn diện của sản phẩm được tạo nên từ 10 loại thảo dược khác nhau. Chúng tác động một cách toàn diện, vừa giúp giảm tình trạng ho có đờm khó thở lâu ngày, vừa giúp giải độc phổi, cải thiện tốt và phòng ngừa các bệnh lý mãn tính ở phổi. Cụ thể:

Các thảo dược giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm khó thở kéo dài:

– Bồ công anh: Thảo dược này từ lâu đã được dùng như một “kháng sinh thực vật”, giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

– Chiết xuất bạch đàn có tác dụng giúp kháng khuẩn mạnh. Cineol trong tinh dầu bạch đàn có tính chất sát trùng, thông mũi, long đờm, do đó giúp giảm tắc nghẽn, thông thoáng đường thở.

– Tỳ bà diệp có chức năng kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó giúp giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài.

   Sự hiệp đồng tác dụng của các loại thảo dược này giúp làm giảm ho, long đờm, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, khắc phục tình trạng ho có đờm kéo dài một cách nhanh chóng.

Các thảo dược giúp giải độc phổi

– Xuyên tâm liên và lá oliu, cam thảo Italia: Có tác dụng giúp chống oxy hóa, loại bỏ độc tố, làm sạch và giải độc cho phổi hiệu quả.

– Baicalin: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc

 

Các thảo dược giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới

– Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bảo vệ phổi bởi chúng có khả năng phát hiện, tiêu diệt sau đó loại bỏ các độc tố trước khi chúng kịp tiến sâu vào trong phổi.

– Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao, đẩy các chất độc hại ra ngoài, bảo vệ phổi.

Thảo dược giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả

   Fucoidan trong tảo nâu giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Tác dụng giúp phòng ngừa ung thư của Fucoidan đã được nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới chứng minh.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Bạn chỉ cần sử dụng liều 4 viên BoniDetox mỗi ngày chia 2 lần, sau 2-3 tuần, đờm sẽ loãng ra, dễ khạc hơn. Tần suất và mức độ những cơn ho cũng giảm dần. Sau 1 tháng, các triệu chứng như ho, đờm sẽ giảm rõ rệt, người khỏe và dễ chịu. Khi dùng đủ liệu trình từ 2-4 tháng, triệu chứng khó thở cũng giảm rõ rệt, người dùng sẽ thấy khỏe khoắn, bớt mệt mỏi, sinh hoạt hàng ngày dần trở về bình thường.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các bệnh lý nguy hiểm gây ho có đờm khó thở lâu ngày. Và BoniDetox sẽ giúp bạn giải độc và bảo vệ phổi, đồng thời giúp giảm ho, long đờm, hít thở dễ dàng trở lại. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044