Nội dung chính
Nếu bị ho liên tục trong nhiều ngày, uống thuốc giảm ho không có tác dụng hoặc hết thuốc tình trạng lại bị tái phát thì bạn nên theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được những nguyên nhân mình có thể đang gặp phải và đưa ra giải pháp để khắc phục điều đó. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đừng chủ quan khi bị ho kéo dài uống thuốc không khỏi!
Ho kéo dài – khi nào cần lo lắng?
Ho là một phản xạ của cơ thể giúp tống chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Cơn ho có thể thoáng qua khi có vật thể lạ (khói, bụi,…) đột ngột xâm nhập đường hô hấp, hoặc kéo dài một vài ngày do cảm lạnh. Trong những trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng vì cơn ho sẽ tự hết hoặc nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài liều thuốc giảm ho.
Tuy nhiên, nếu bạn bị ho kéo dài trên 3 tuần, nhiều trường hợp bị ho liên tục hàng tháng, thậm chí là ho quanh năm thì sẽ được gọi là ho mạn tính và nghiêm trọng hơn nữa đó là dù bạn đã uống thuốc nhưng tình trạng không đỡ hoặc có đỡ nhưng chỉ cần ngưng thuốc là triệu chứng lại tái phát. Lúc này, bạn cần tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng ho của mình và khắc phục hiệu quả nguyên nhân đó.
Bạn không được chủ quan khi tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần
Bị ho kéo dài uống thuốc không khỏi – nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều bệnh gây tình trạng ho kéo dài, nhưng các nguyên nhân phổ biến nhất là: Chảy dịch mũi sau, hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính và điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) dùng cho bệnh cao huyết áp, cụ thể:
Ho kéo dài do bệnh lý tại phổi
Khi gặp những bệnh lý mạn tính tại phổi như giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản dạng ho…, thì triệu chứng thường gặp đó là những cơn ho kéo dài (có đờm hoặc không), nhiều trường hợp người bệnh còn gặp tình trạng khó thở. Sau đây là 3 bệnh lý điển hình gây ho kéo dài mà nếu chỉ uống thuốc giảm ho thông thường thì triệu chứng khó cải thiện hoặc tái phát nhiều lần:
Bệnh hen phế quản (hen suyễn) dạng ho
Ở bệnh nhân hen phế quản, thở khò khè và khó thở là biểu hiện thường gặp nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân hen phế quản đều thở khò khè, một số trường hợp sẽ chỉ có duy nhất hiện tượng ho kéo dài (hen phế quản dạng ho). Trong hầu hết các trường hợp, hen suyễn dạng ho gây ra những cơn ho khan dai dẳng, xuất hiện cả ngày lẫn đêm nhưng nhiều hơn là vào ban đêm.
Viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng phế quản bị viêm dai dẳng, bị hẹp và tăng tiết đờm nhầy. Giãn phế quản là hậu quả của tình trạng viêm mãn tính làm tổn thương các thành của phế quản với đặc điểm là tăng tiết rất nhiều đờm nhầy.
Sự tăng tiết đờm nhầy ở hai bệnh lý này khiến cơ thể phản ứng bằng phản xạ ho để tống đờm ra ngoài, gây tình trạng ho lâu ngày uống thuốc không khỏi kèm theo khạc đờm.
Ho kéo dài do viêm phế quản mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Ở bệnh nhân COPD, phế quản bị viêm và tăng tiết đờm nhầy, từ đó gây tình trạng ho kéo dài. Không chỉ gây ho khạc đờm kéo dài, người bệnh COPD còn bị khó thở tiến triển. Bệnh không thể chữa khỏi và nặng dần theo thời gian nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả.
Ho kéo dài do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
Có rất nhiều bệnh nhân chia sẻ với chúng tôi rằng, sau khi uống nhiều thuốc nhưng không hết ho, đi khám họ mới biết nguyên nhân là do trào ngược dạ dày thực quản. Và khi điều trị hiệu quả căn bệnh này, tình trạng ho cũng biến mất.
Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản, các chất trong dạ dày di chuyển ngược lên trên, acid dạ dày kích thích thần kinh ở thực quản dưới, từ đó gây phản xạ ho.
Ho kéo dài do chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi (hội chứng ho đường thở trên): khi mũi bị tấn công bởi virus, bụi, hóa chất, hay bị dị ứng, viêm xoang, nó phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy hơn, thông thường các chất nhầy đó sẽ ở dạng loãng.
Khi chúng chảy xuống cổ họng sẽ kích thích lên các dây thần kinh ở đó và gây hiện tượng ho. Hội chứng chảy dịch mũi sau thường kéo dài mạn tính, từ đó gây hiện tượng ho kéo dài dai dẳng.
Dịch từ mũi chảy xuống gây kích thích đường thở dẫn đến những cơn ho kéo dài
Ho kéo dài do tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Các thuốc ức chế men chuyển ACE được kê cho bệnh nhân cao huyết áp, suy tim như enalapril, lisinopril gây tác dụng phụ là ho khan kéo dài (gặp ở khoảng 20% người dùng).
Tác dụng không mong muốn này xuất hiện sớm nhất là sau khoảng 3 tuần sử dụng thuốc, nhưng cũng có những trường hợp sau 1 năm dùng thuốc ACE mới xuất hiện ho.
Ho kéo dài do tác dụng phụ của thuốc
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng ho kéo dài, trong đó có những “thủ phạm” mà bạn có thể không thể ngờ tới. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có phương án khắc phục hiệu quả, bạn nên đi khám sớm ở các cơ sở y tế uy tín.
Nên làm gì khi bị ho kéo dài?
Với các thuốc giảm ho như dextromethorphan hoặc Codein, chúng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng các thuốc này mà không giải quyết được nguyên nhân (do các bệnh lý trình bày ở trên), tình trạng ho sẽ tái đi tái lại, đồng thời các đờm nhầy và chất kích ứng khác không được tống ra ngoài sẽ khiến hệ hô hấp của bạn bị tổn hại hơn. Vì vậy, uống thuốc giảm ho chỉ là một giải pháp tạm thời, điều quan trọng là bạn cần khắc phục được nguyên nhân gây ho mình đang gặp phải.
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, phương pháp cải thiện cũng có nhiều điểm khác nhau.
Ho kéo dài do các bệnh lý mạn tính tại phổi
Với nguyên nhân ho kéo dài do các bệnh lý mạn tính tại phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính…, việc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy từng bệnh và tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau. Các thuốc được dùng là thuốc giãn phế quản, corticoid, kháng sinh và một số loại thuốc khác tùy từng bệnh. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây độc cho phổi như khói thuốc, bụi, khói, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm… để tránh kích thích gây khởi phát cơn ho.
Đồng thời, bạn nên sử dụng BoniDetox của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày. Sản phẩm này với các thành phần từ thảo dược tự nhiên sẽ giúp làm sạch, giải độc phổi, loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong phổi, tăng cường sức đề kháng phổi và giảm ho, đờm, khó thở hiệu quả.
Sử dụng BoniDetox để giải độc phổi, giảm ho đờm, khó thở hiệu quả
Ho kéo dài do hội chứng chảy dịch mũi sau
Với nguyên nhân này, bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin kết hợp loại bỏ các nguyên nhân kích thích mũi họng. Bạn cũng được kê thêm các thuốc làm loãng dịch nhầy, các chất làm tăng miễn dịch.
Đồng thời, bạn cũng nên áp dụng thêm các phương pháp không dùng thuốc như: Kê cao đầu khi ngủ, uống nhiều nước, hít hơi nước nóng, rửa mũi (bằng các thuốc xịt mũi nước muối).
Ho kéo dài do trào ngược dạ dày – thực quản
Với nguyên nhân này, bạn cần uống thuốc kháng acid dạ dày theo đơn của bác sĩ kết hợp với: Kiêng rượu bia, đồ ăn cay nóng và các thực phẩm kích thích dạ dày khác. Ăn thành nhiều bữa nhỏ và không đi nằm trong khoảng 2h sau ăn và khi ngủ nên kê cao đầu.
Ho kéo dài do thuốc ức chế men chuyển
Nếu ho nhẹ, bác sĩ có thể tiếp tục kê thuốc này hoặc chuyển sang thuốc khác cùng nhóm. Nhưng nếu ho nhiều, ho dữ dội, bác sĩ sẽ cho bạn chuyển sang dùng các loại thuốc giúp hạ huyết áp khác. Cần lưu ý rằng, việc đổi thuốc cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Tình trạng ho kéo dài là biểu hiện của bệnh gì và cách khắc phục như thế nào đã được trình bày chi tiết trong bài viết này. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
- Cảnh báo: Thời tiết nồm ẩm khiến hen phế quản nặng lên bất thường
- Những điều cần biết về thuốc khó thở salbutamol