Nội dung chính
Các bệnh lý mạn tính ở phổi như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính… đều gây ho nhiều, ho kéo dài về đêm. Triệu chứng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây mất ngủ, làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Vậy khi gặp tình trạng này phải làm sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết dưới đây!
Ho kéo dài về đêm do các bệnh lý mạn tính ở phổi phải làm sao?
Điểm danh các bệnh lý mạn tính ở phổi gây ho kéo dài về đêm
Những bệnh lý mạn tính ở phổi gây ho kéo dài về đêm bao gồm:
Hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh lý mà đường thở trong phổi bị viêm nhiễm, sưng phù khi có tác nhân kích thích.
Không chỉ ho nhiều về đêm và sáng sớm, hen suyễn còn gây tức ngực, khó thở. Các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn khi có cơn hen cấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Người bệnh thường sẽ ho quanh năm, ho có đờm, cơn ho dữ dội hơn khi thời tiết lạnh. Song song với ho đờm, người bệnh COPD còn bị khó thở, thở khò khè. Ban đầu, cơn khó thở chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức. Thế nhưng ở giai đoạn nặng, dù người bệnh chỉ vận động nhẹ nhàng cũng đã bị khó thở, thở hụt hơi, người rất mệt mỏi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ho kéo dài quanh năm
Viêm phế quản mạn tính
Người bệnh viêm phế quản mạn tính thường bị ho kéo dài về đêm và cả ban ngày ít nhất 3 tháng/năm trong vòng 2 năm. Cơn ho thường kèm đờm rất khó chịu. Nếu có đợt cấp tính, người bệnh còn bị khó thở, tức ngực, dễ suy hô hấp.
Đặc biệt, nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, viêm phế quản mạn tính sẽ tiến triển thành COPD và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên phổi và tim mạch.
Giãn phế quản
Đây cũng là một bệnh lý gây ho kéo dài về đêm và sáng sớm, người bệnh khạc đờm nhiều và có cả mủ. Ngoài ra, họ còn bị tức ngực, khó thở rất khó chịu.
Có thể thấy, tình trạng ho kéo dài về đêm do rất nhiều bệnh lý mạn tính ở phổi gây ra. Nếu người bệnh không có giải pháp khắc phục phù hợp, bệnh tình dần tiến triển nặng sẽ khiến ho dữ dội hơn, làm sụt giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, họ còn có nguy cơ cao phải phối mặt với các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vậy ho kéo dài về đêm do bệnh lý mạn tính ở phổi phải làm sao?
Ho kéo dài về đêm phải làm sao?
Ho kéo dài về đêm do các bệnh lý mạn tính ở phổi phải làm sao?
Để giải quyết tận gốc tình trạng ho kéo dài về đêm do bệnh lý mạn tính ở phổi, bạn cần áp dụng kết hợp các biện pháp giúp giảm ho đồng thời tác động trực tiếp đến căn nguyên của các bệnh lý nguyên nhân.
Các mẹo giảm ho ban đêm
Giữ ấm cho cơ thể
Nhiệt độ thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến người bệnh ho kéo dài về đêm. Vì thế, bạn hãy luôn giữ ấm cho cơ thể nhất là vùng cổ họng. Nếu đang bị cảm lạnh, bạn nên uống nhiều nước ấm, ăn cháo hay súp gà nóng, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Một cốc trà gừng ấm là gợi ý tốt giúp bạn tránh bị nhiễm lạnh. Đồng thời theo đông y, gừng còn giúp giảm ho, chống viêm, tốt cho người bệnh phổi mạn tính.
Vệ sinh mũi
Việc này sẽ giúp giảm đờm nhầy trong mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi xuống họng và giảm ho kéo dài về đêm. Do đó, bạn nên xịt mũi hoặc nhỏ nước mũi sinh lý hàng ngày để mũi luôn sạch sẽ.
Vệ sinh mũi giúp giảm nguy cơ ho kéo dài về đêm
Nằm nghiêng và gối cao đầu khi ngủ
Một trong những cách làm giảm và phòng tránh ho kéo dài về đêm đơn giản là gối cao đầu khi ngủ. Bạn lựa chọn gối cao khoảng 15 – 20cm là được. Tư thế này sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng, đồng thời, axit trong dạ dày cũng không bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Song song với gối cao đầu, bạn có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để dễ hít thở hơn.
Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng
Với những người bệnh hen suyễn thì việc giữ phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng là rất quan trọng. Bởi bụi bẩn, lông thú cưng, tóc,… là nguyên nhân gây ra dị ứng, khiến mũi khó chịu, gây ra nghẹt mũi, ho kéo dài về đêm.
Do đó, vệ sinh phòng ốc và giường ngủ, giặt ga giường và rèm cửa thường xuyên cũng là cách làm giảm và phòng tránh ho nhiều hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm ho
Tùy mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm ho phù hợp. Tuy nhiên, các thuốc tây y giảm ho ít nhiều cũng sẽ gây tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc ho thường gây tác dụng phụ
Sử dụng thảo dược giúp giảm ho
Các loại thảo dược thiên nhiên vừa có hiệu quả tốt lại rất an toàn nên thường được lựa chọn sử dụng cho người bị bệnh phổi mạn tính. Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thảo dược quý có tác dụng giúp giảm ho vượt trội như lá bạch đàn, tỳ bà diệp.
Giải pháp tác động đến nguyên nhân các bệnh lý mạn tính ở phổi
Các bệnh lý mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính đều có nguyên nhân là do nhiễm độc phổi gây ra. Khi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân có hại như khói thuốc lá, khói bụi, chất độc hại trong môi trường ô nhiễm… phổi sẽ dần bị tổn thương và nhiễm độc.
Điều đáng nói là, các chất độc khi vào được phổi sẽ bám lại trong đó và tiếp tục gây hại cho dù người bệnh đã ngừng tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Điều đó khiến bệnh tình vẫn tiến triển nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng ho, đờm, khó thở cũng ngày càng rầm rộ.
Chính vì vậy, bên cạnh biện pháp giảm ho kéo dài về đêm, người bệnh cần áp dụng giải pháp giải độc phổi để cải thiện bền vững tình trạng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, trên thị trường nước ta có sản phẩm BoniDetox của Mỹ có công thức toàn diện từ thiên nhiên và được tối ưu hóa bằng công nghệ bào chế hiện đại. Sản phẩm không chỉ giúp giảm ho kéo dài về đêm nhờ bạch đàn và tỳ bà diệp mà còn giúp giải độc phổi mạnh mẽ, ổn định các bệnh lý hô hấp mạn tính.
BoniDetox – Nâng niu lá phổi của bạn
BoniDetox – Giải pháp giúp đánh bay tình trạng ho kéo dài về đêm cho người mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, công thức toàn diện của sản phẩm được tạo nên từ 10 loại thảo dược khác nhau. Chúng tác động một cách toàn diện, vừa giúp giảm tình trạng ho kéo dài về đêm và các triệu chứng khác, vừa giúp giải độc phổi, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở phổi. Cụ thể:
Các thảo dược giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm kéo dài:
– Bồ công anh: Thảo dược này từ lâu đã được dùng như một “kháng sinh thực vật”, giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
– Chiết xuất bạch đàn có tác dụng giúp kháng khuẩn mạnh. Cineol trong tinh dầu bạch đàn có tính chất sát trùng, thông mũi, long đờm, do đó giúp giảm tắc nghẽn, dịu xoang, giảm ho có đờm.
– Tỳ bà diệp có chức năng kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó giúp giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài.
Sự hiệp đồng tác dụng của các loại thảo dược này giúp làm giảm ho, long đờm, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, khắc phục tình trạng ho có đờm kéo dài một cách nhanh chóng.
Các thảo dược giúp giải độc phổi
– Xuyên tâm liên và lá oliu, cam thảo Italia: Có tác dụng giúp chống oxy hóa, loại bỏ độc tố, làm sạch và giải độc cho phổi hiệu quả.
– Baicalin: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc đã chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.
Các thảo dược giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới
– Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bảo vệ phổi bởi chúng có khả năng phát hiện, tiêu diệt sau đó loại bỏ các độc tố trước khi chúng kịp tiến sâu vào trong phổi.
– Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao, đẩy các chất độc hại ra ngoài, bảo vệ phổi.
Thảo dược giúp giảm nguy cơ ung thư phổi hiệu quả
Fucoidan trong tảo nâu giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Công nghệ bào chế cũng góp phần giúp BoniDetox tăng cường tính hiệu quả và độ an toàn, đó là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước siêu nano (<70nm). Với kích thước như vậy, chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể và phát huy được hiệu quả cao nhất.
Với công thức vượt trội và công nghệ bào chế hiện đại như trên, BoniDetox không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng ho kéo dài về đêm mà còn giúp khắc phục được nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, COPD,…; giảm được các triệu chứng khác. Qua đó, sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giúp người bệnh sống vui khỏe trở lại.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết ho kéo dài về đêm do bệnh lý mạn tính ở phổi phải làm sao. Và sử dụng BoniDetox của Mỹ chính là đáp án hoàn hảo dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Top 5 cách làm nước uống sạch phổi từ thiên nhiên
- Cách phòng bệnh lao phổi tái phát đơn giản và hiệu quả