Nội dung chính
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất dịch, đờm hay dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho khan kéo dài, ho lâu ngày không khỏi thì chứng tỏ, bạn đang gặp bệnh lý nào đó. Vậy cụ thể, ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!
Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Ho khan là gì?
Ho khan là tình trạng ho nhưng không khạc ra đờm kể cả khi người bệnh ho dữ dội. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và người già.
Thông thường, ho khan sẽ kèm theo một vài triệu chứng khác như ngứa họng, ho nhiều hơn về đêm và khi thời tiết lạnh. Nhiều trường hợp ho dữ dội cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, khàn tiếng hoặc thậm chí là mất giọng. Theo đó, hiệu suất công việc của họ bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài, khả năng cao là bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Vậy cụ thể, ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Một số bệnh lý gây ho khan kéo dài bao gồm:
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên do di truyền hoặc các yếu tố tác động từ bên ngoài. Phản ứng đó khiến đường dẫn khí bị viêm nhiễm, sưng phù, tăng tiết dịch nhầy, làm thu hẹp lòng phế quản, cản trở không khi đi vào phổi.
Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh hen suyễn
Các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài bao gồm lông động vật, bụi, khí thải độc hại… Chúng tấn công khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, thúc đẩy cơn hen cấp xuất hiện, đồng thời khiến bệnh tồi tệ hơn.
Người bệnh thường bị ho khan kéo dài hoặc ho có đờm, thở rít, khó thở. Các triệu chứng rất dễ tái lại và trở nặng về đêm, khi người bệnh gắng sức hoặc khi bị nhiễm lạnh… Nếu cơn hen cấp xuất hiện, các triệu chứng sẽ rầm rộ hơn, tăng nguy cơ tử vong do suy hô hấp.
Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, các xoang tắc lại gây ngạt mũi. Chất nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng và gây ho, thường gặp nhất là ho khan về đêm làm người bệnh mất ngủ. Do đó, nếu bạn chưa biết ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì thì đây chính là 1 đáp án khả thi.
Ho gà
Ho khan nhiều lần, kế tiếp nhau thành từng cơn trong một thời gian ngắn là dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà. Cơn ho kéo dài sẽ gây tăng áp lực trong lồng ngực, ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, khiến cho bệnh nhân bị đỏ mặt. Cơn ho dữ dội dễ làm chảy cả nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn ói.
Ngoài ra, người bị ho gà còn kèm theo tình trạng đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp bị co bóp quá mức.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Người bệnh COPD thường bị ho khan kéo dài
Người bệnh COPD bị ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, diễn ra cả ngày và đêm, nhưng thường nặng hơn vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh còn bị khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian, thở khò khè, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác tức ngực.
Nguyên nhân chính gây bệnh đó là phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc. Thống kê cho thấy khoảng 90% người mắc COPD có nguyên nhân gây bệnh liên quan đến khói thuốc lá.
Nếu tiếp tục tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh kể trên và không loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Viêm phế quản mãn tính
Người bệnh viêm phế quản mãn tính thường ho có đờm nhưng cũng có trường hợp ho khan kéo dài.
Một số trường hợp viêm phế quản mãn tính cũng gây ho khan kéo dài
Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh sẽ tiến triển thành COPD và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên phổi và tim mạch.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính cũng tương tự như bệnh COPD, đó là phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá và những chất độc hại trong môi trường không khí.
Như vậy, tình trạng ho khan kéo dài có rất nhiều bệnh lý gây ra. Nhưng dù là bệnh lý nào, tình trạng này vẫn khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Vậy khi bị ho khan kéo dài phải làm sao?
Cách khắc phục ho khan kéo dài là gì?
Khi bị ho khan kéo dài, bạn nên đi thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, đồng thời có hướng khắc phục phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ phối kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc giảm ho tùy từng bệnh lý cụ thể. Các thuốc giảm ho bao gồm:
Codein
Các thuốc giảm ho có nhiều loại khác nhau
Cơ chế tác dụng của Codein đó là ức chế trực tiếp vào trung tâm ho, từ đó cắt cơn ho nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như làm khô và quánh dịch tiết phế quản, co thắt phế quản, dị ứng, choáng váng, buồn nôn, nôn, táo bón, ức chế hô hấp…
Vì vậy, bạn cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời thông báo cho bác sĩ bất kỳ bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.
Dextromethorphan
Thuốc cũng có tác dụng ức chế trung tâm ho tương tự codein. Ưu điểm của thuốc này đó là ít tác dụng phụ hơn so với codein, cho hiệu quả tốt trong trường hợp ho khan kéo dài.
Tuy nhiên, người bệnh cũng dễ gặp một số tác dụng phụ nhất định như: Buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, lo lắng, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa, mệt mỏi…
Thuốc kháng histamin
Một số thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng giảm ho như alimemazin, diphenhydramin… Các thuốc này cũng gây buồn ngủ, giảm tập trung, chóng mặt, khô miệng. Vì tác dụng không mong muốn này mà thuốc không nên uống vào ban ngày, đặc biệt với những người vận hành máy móc, làm việc trên cao, lái xe.
Gây buồn ngủ, không tỉnh táo là tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm ho
Việc sử dụng các loại thuốc trên sẽ giúp người bệnh giảm cơn ho nhanh chóng. Tuy nhiên, họ cần kết hợp giải pháp tác động đến bệnh lý gây ho mới ngăn ngừa được tình trạng này tái phát.
Đối với bệnh lý mãn tính ở phổi như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, COPD… y học toàn cầu hiện nay chưa có thuốc hay phương pháp nào chữa khỏi. Các thuốc tây y chỉ được sử dụng với mục đích giảm triệu chứng mà thôi.
Do đó, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng thêm giải pháp giúp tác động đến nguyên nhân các bệnh đó là tình trạng phổi nhiễm độc.
Ho khan kéo dài do bệnh lý mãn tính ở phổi phải làm sao?
Các bệnh lý mãn tính ở phổi như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính đều có nguyên nhân là do nhiễm độc phổi gây ra.
Điều đáng nói là, các chất độc khi vào được phổi sẽ bám chặt và tiếp tục gây hại cho dù người bệnh đã ngừng tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Điều đó khiến bệnh tình tiến triển nặng dần theo thời gian. Những cơn ho khan, ho đờm và các triệu chứng khác như khó thở cũng ngày càng rầm rộ.
Phổi càng nhiễm độc, người bệnh càng ho khan dữ dội hơn
Chính vì vậy, người bệnh cần áp dụng giải pháp giải độc phổi để cải thiện bền vững tình trạng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, trên thị trường nước ta có sản phẩm BoniDetox của Mỹ có công thức toàn diện từ thiên nhiên và được tối ưu hóa bằng công nghệ bào chế hiện đại. Sản phẩm không chỉ giúp giảm ho khan kéo dài mà còn giúp giải độc phổi mạnh mẽ, ổn định các bệnh lý hô hấp mãn tính.
BoniDetox – Bí quyết giúp người bệnh mãn tính ở phổi không còn khổ sở vì ho, đờm, khó thở
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, công thức toàn diện của sản phẩm được tạo nên từ 10 loại thảo dược khác nhau. Chúng tác động một cách toàn diện, vừa giúp giảm tình trạng ho khan kéo dài và các triệu chứng khác, vừa giúp giải độc phổi, kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính ở phổi. Cụ thể:
Các thảo dược giúp giảm nhanh triệu chứng ho khan kéo dài:
– Bồ công anh giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
– Chiết xuất bạch đàn có tác dụng giúp kháng khuẩn mạnh, giảm tắc nghẽn, dịu xoang, giảm ho đờm.
– Tỳ bà diệp có chức năng kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó giúp giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài.
Sự hiệp đồng tác dụng của các loại thảo dược này giúp người bệnh dễ chịu hơn, giảm ho, tiêu đờm, thông thoáng đường thở.
Các thảo dược giúp giải độc và bảo vệ phổi toàn diện
– Xuyên tâm liên và lá oliu, cam thảo Italia giúp chống oxy hóa, loại bỏ độc tố, làm sạch phổi hiệu quả.
– Baicalin trong hoàng cầm rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.
– Cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Theo đó, nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt độc tố của đại thực bào sẽ được phát huy tối đa.
– Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao, đẩy các chất độc hại ra ngoài, ngăn không cho chúng xâm nhập vào phổi.
– Fucoidan trong tảo nâu giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Công nghệ bào chế cũng góp phần giúp BoniDetox tăng cường tính hiệu quả và độ an toàn, đó là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước siêu nano (<70nm). Với kích thước như vậy, chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể và phát huy được hiệu quả cao nhất.
Nhờ những ưu việt trên, BoniDetox không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng ho khan kéo dài và các triệu chứng khác; mà còn giúp khắc phục được nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường hô hấp mãn tính như viêm phế quản mãn tính, COPD… Qua đó, sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giúp người bệnh sống vui khỏe trở lại.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì. Đối với trường hợp do bệnh lý mãn tính ở phổi gây ra, sử dụng BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi chính là giải pháp toàn diện dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà
- 3 cách giải độc phổi tại nhà của người thông thái