Ho khó thở là bệnh gì?

Nội dung chính

 

      Ho và khó thở là vấn đề mà gần như bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải. Chúng ta có thể ho do hít phải bụi bẩn, phấn hoa hay dị nguyên nào đó và cảm thấy khó thở do hoạt động thể lực quá sức,… Tuy nhiên, với những nguyên nhân này thì ho và khó thở thường chỉ là nhất thời. Ngược lại. nếu ho và khó thở kéo dài và đi cùng nhau, chúng sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, ho khó thở là bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây!

 

Ho khó thở là bệnh gì?

 

Ho khó thở là bệnh gì?

   Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ những dị vật gây cản trở đường hô hấp. Từ đó, nó giúp cho đường hô hấp luôn được giữ thông thoáng, chúng ta sẽ hít thở được dễ dàng.

   Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều người bị ho nhiều, ho có đờm, cùng với đó là khó thở, hít thở khó khăn. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như:

Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, kể cả nước ta. Nó cũng chính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Những đối tượng dễ mắc phải COPD là người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đặc biệt là người hút thuốc lá.

   Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở do tình trạng viêm mãn tính. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy ho khó thở, con ho kéo dài dai dẳng, đờm nhiều.

 

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ho đờm, khó thở

 

Hen phế quản (hen suyễn)

   Hen phế quản cũng là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính gây khó thở, thở rít, ho, tức ngực,… Tuy nhiên, nhịp thở của bệnh nhân hen suyễn có thể trở lại bình thường giữa các cơn hen trong khi ở bệnh nhân COPD thì nhịp thở khó có thể trở lại bình thường.

    Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích (khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa,…) phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội. Nếu hen phế quản khởi phát do người bệnh tiếp xúc với những tác nhân tại nơi làm việc, thì tình trạng này còn được gọi là hen phế quản nghề nghiệp.

Viêm phế quản mãn tính

   Đây là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm tái diễn nhiều lần. Triệu chứng điển hình là tình trạng ho dai dẳng kéo dài, khạc đờm, ở giai đoạn nặng bệnh nhân còn gặp tình trạng khó thở.

   Người bệnh được chẩn đoán là viêm phế quản mãn tính khi có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng mỗi năm, và kéo dài liên tiếp trong ít nhất 2 năm, chức năng thông khí phổi bình thường.

   Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính có thể kể đến là: Khói thuốc lá, không khí độc hại, hoá chất, bụi bẩn,… hoặc  do viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần.

 

Viêm phế quản mãn tính cũng gây ho khó thở

 

Bệnh lao phổi

   Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do nhiễm phải trực khuẩn lao. Biểu hiện của lao phổi có thể kể đến là ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, kèm theo khó thở, sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều, ra mồ hôi ” trộm” , gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực.

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, các bệnh lý hô hấp này đều có những điểm khá tương đồng nhau. Do đó, nếu đang bị ho khó thở kéo dài, bạn nên đến các cơ sở ý tế thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Vậy, khi mắc phải những bệnh lý này, người bệnh cần làm gì để khắc phục tình trạng ho khó thở?

  

Cách khắc phục tình trạng ho khó thở do các bệnh lý hô hấp mãn tính?

   Có thể thấy, tình trạng ho khó thở, khạc đờm kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Họ có thể bị suy nhược, gầy yếu, sa sút trí tuệ do mất ngủ và thiếu hụt oxy. Cũng chính vì vậy, họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm những việc đơn giản nhất như đi bộ, leo cầu thang, thậm chí là mặc quần áo,…

   Để kiểm soát các bệnh lý này, giảm triệu chứng ho khó thở và các tác động khác của chúng, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau:

Dùng thuốc theo chỉ định

  Người bệnh COPD, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, lao phổi,… sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp chống viêm, giãn phế quản, long đờm,… để giúp cải thiện tình trạng viêm, ho đờm và khó thở. Các thuốc này thường có dạng viên uống hoặc thuốc hít với tác dụng nhanh. Cùng với đó, người bệnh có thể phải dùng thêm kháng sinh khi có dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn.

   Mặc dù, dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát bệnh và giảm các triệu chứng, nhưng sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

 

Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

 

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

   Để kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và ngăn ngừa đợt cấp tái phát, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh như:

– Bỏ thuốc lá, tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc.

– Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.

– Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý.

– Hạn chế đến những nơi đông người trong mùa dịch.

– Mang đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung tinh bột, đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

– Tập thể dục thường xuyên, nhưng nên tránh những nơi ô nhiễm.

– Không gian sống nên được giữ trong lành. Bạn có thể lắp hệ thống lọc khí và trồng nhiều cây quanh nhà để ngăn bụi bẩn.

– Sử dụng điều hòa để duy trì nhiệt độ và độ ẩm hợp lý. Không khí khô lạnh hay nóng ẩm đều khiến người bệnh hít thở khó khăn hơn.

– Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.

 

Đeo khẩu trang giúp bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân gây hại

 

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giải độc phổi và giảm ho, khó thở

   Do thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh có trong không khí, nên phổi rất dễ bị nhiễm độc, và giảm chức năng. Đây là yếu tố góp phần vào việc hình thành, làm các triệu chứng của những bệnh lý này nặng thêm. Do đó, giải độc phổi là biện pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh.

   Để giúp giải độc phổi, người ta thường dùng đến xuyên tâm liên. Hoạt chất Andrographolide trong xuyên tâm liên giúp tăng cường hoạt động của hệ thống glutathione nội bào, giúp chống oxy hóa, giải độc phổi và bảo vệ phổi khỏi những tác động tiêu cực từ khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm….

  Cùng với đó, tỳ bà diệp cũng được dùng để giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tỳ bà diệp giúp chống viêm, giảm ho đờm, phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp, giúp phục hồi chức năng hô hấp của phổi, từ đó giúp người bệnh hít thở được dễ dàng.

   Hiện nay, các loại thảo dược này đều có mặt trong cùng một sản phẩm là BoniDetox của Mỹ, giúp người bệnh sử dụng được dễ dàng, thuận tiện nhất.

 

BoniDetoxKhông còn nỗi lo về ho, khó thở hay các bệnh đường hô hấp mãn tính

    Bên cạnh Xuyên tâm liên, tỳ bà diệp, BoniDetox còn được bổ sung thêm nhiều loại thảo dược khác như:

Baicalin giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do nhiễm độc, nhiễm hóa chất, khói thuốc, vi khuẩn, virus, bệnh lý,…

– Lá Ô liu giúp chống oxy hóa và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do ô nhiễm, hóa chất, virus, vi khuẩn,…

– Cam thảo Italia giúp tăng cường tác dụng giải độc phổi, làm sạch những chất độc tích tụ trong phổi.

Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp bảo vệ phổi toàn diện trước những chất độc hại, tăng cường sức đề kháng của phổi.

Lá bạch đàn, bồ công anh cùng với tỳ bà diệp giúp kháng khuẩn, giãn phế quản, giảm viêm đường hô hấp, giảm ho đờm, khó thở.

Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – những tế bào có khả năng tìm và tiêu diệt những tế bào lạ.

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox

    Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDetox đã giúp được vô số khách hàng gặp vấn đề về hô hấp lấy lại được sức khỏe và phòng ngừa được những bệnh lý nguy hiểm. Chúng ta cùng nghe những chia sẻ từ :

   Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi, ở 148 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội.

   Bác Tuyên chia sẻ: “Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD do hút thuốc lá lâu năm cộng thêm công việc hít nhiều hóa chất độc hại. Ban đầu, cứ mỗi lần thay đổi thời tiết thì bác lại bị khó thở, thở khò khè. Thời gian sau, ngay cả khi ngồi bình thường bác cũng thấy khó thở như có ai ép phổi mình lại, bác còn bị khạc đờm liên tục. Bác uống thuốc đầy đủ theo đơn nhưng bệnh chẳng cải thiện chút nào.”

   “Tình cờ, bác gặp được BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 1 tuần sử dụng sản phẩm này, cơn ho ngớt hẳn, dù bác vẫn còn ho nhưng không nặng như trước, đờm long dễ hơn, bớt khò khè. Sau nửa tháng tiếp theo, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, không còn tức ngực và khó thở như trước nữa. Tin tưởng dùng BoniDetox đến giờ, tình trạng của bác đã ổn định, ho, đờm, khó thở cũng chưa tái phát lại.”

 

Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề: “Ho khó thở là bệnh gì?”. BoniDetox chính là giải pháp hoàn hảo nhất để giúp giải độc phổi, giảm ho đờm, khó thở và kiểm soát các bệnh lý hô hấp hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà