Lên cơn hen suyễn phải làm sao? Giải pháp nào là tốt nhất?

Nội dung chính

 

     “Không được coi thường bất kỳ một cơn hen nào” là nguyên tắc bất di bất dịch đối với người bị bệnh hen suyễn. Khi xuất hiện cơn hen, bạn phải có các biện pháp kịp thời và đúng đắn để cắt cơn hen sớm nhất có thể. Vậy khi lên cơn hen suyễn phải làm sao? Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp hướng xử trí đúng đắn nhất và những thông tin cần biết về bệnh hen suyễn. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Bị lên cơn hen suyễn phải làm sao như thế nào?

 

Bệnh hen suyễn là gì?

   Hen suyễn  là tên gọi dân gian của bệnh hen phế quản. Đây là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

     Mức độ nặng của bệnh hen suyễn được phân thành các bậc từ bậc I đến bậc IV. Trong đó, nếu ở bậc I hoặc II thì các triệu chứng, tần suất và mức độ cơn hen suyễn nhẹ và ít hơn. Còn khi đã chuyển sang mức độ III hoặc IV thì các triệu chứng sẽ xuất hiện hàng ngày, các cơn hen suyễn sẽ xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải dùng thuốc giãn phế quản hàng ngày và bị hạn chế vận động. Các triệu chứng xuất hiện về đêm cũng nhiều hơn, khả năng hít thở cũng bị hạn chế.

     Các cơn hen phế quản có thể qua đi nhanh chóng nếu người bệnh có biện pháp can thiệp chính xác, kịp thời. Nhưng chúng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được xử trí đúng lúc, hoặc sử dụng sai cách.

   Trước khi nói về việc lên cơn hen suyễn phải làm sao, chúng ta cùng tìm hiểu các thay đổi của đường thở mỗi lần có cơn hen để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc xử lý. 

 

Điều gì xảy ra với đường thở khi lên cơn hen suyễn

  Phế quản (ống dẫn khí trong phổi) là bộ phận có sự biến đổi rất lớn khi  lên cơn hen suyễn. Đó là:

– Co thắt cơ trơn phế quản: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến đường thở bị hẹp lại. Vì vậy, khi lên cơn hen, việc quan trọng cần làm đầu tiên đó là làm giảm sự co thắt này.

– Phù nề đường dẫn khí.

– Thành phế quản dày lên do sự thay đổi cấu trúc đường dẫn khí.

– Tăng tiết nhầy: Do các tuyến tiết nhầy tăng hoạt động, tăng kích thước.

     Những sự thay đổi trên khiến người bệnh có triệu chứng khó thở, tần số thở tăng lên, hơi thở ngắn đi, tăng cảm giác bó nghẹt lồng ngực. Cơn hen có thể kéo dài 5-15 phút, có những người bị kéo dài hàng giờ đồng hồ hoặc cả ngày. Các cơn khó thở giảm dần và kết thúc bằng việc ho khạc đờm kéo dài. Mức độ nặng của cơn hen thường khác nhau giữa các giai đoạn bệnh và giữa những người bệnh khác nhau. Tùy vào mức độ nặng mà những việc cần phải làm khi lên cơn hen cũng khác nhau.

 

Phế quản của người bình thường và phế quản người bệnh hen suyễn khi có cơn hen

 

Các cấp độ của cơn hen phế quản

     Cơn hen suyễn được chia thành các mức độ khác nhau là nhẹ, trung bình, nặng và sắp ngừng thở.

– Cơn hen suyễn mức độ nhẹ: Khó thở khi đi lại, bệnh nhân có thể nằm ngửa được, có thể nói chuyện, tần số thở tăng nhẹ.

– Cơn hen suyễn mức độ trung bình: Khó thở khi nói chuyện, hơi thở khó khăn, khó thở tăng lên khi nằm. Người bệnh không nói chuyện bình thường được mà đứt quãng từng câu, tần số thở tăng lên.

– Cơn hen suyễn mức độ nặng: Người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ, người cúi về trước, nói chuyện không thành câu mà phải nói từng từ, thở nhanh, thở gấp, thường nhịp thở trên 30 lần/phút.

-Cơn hen suyễn mức độ rất nặng, sắp ngưng thở: Người bệnh có dấu hiệu ngủ gà, lú lẫn, không tỉnh táo.

 

Cơn hen suyễn mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà

 

Lên cơn hen suyễn phải làm sao?

     Khi gặp cơn hen suyễn, tùy vào mức độ nặng mà người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng đơn độc hoặc kết hợp các biện pháp: Dùng thuốc giãn cơ trơn phế quản, thuốc chống viêm và thở oxy. Cụ thể:

– Cơn hen suyễn mức độ nhẹ: Hít hoặc khí dung thuốc giãn phế quản (Salbutamol (ventolin)) ngay lập tức với liều 200-400mcg/lần x 3 lần/24 giờ đầu. Dùng thuốc corticoid dạng hít hoặc dàng uống. Thở oxy (nếu cần).

– Cơn hen suyễn mức độ trung bình: Hít thuốc giãn phế quản với liều 400-800 mcg/lần x 4 giờ/lần. Uống prednisolon với liều 60 – 80 mg/ngày hoặc tiêm, truyền methylprednisolon 120 – 180 mg/ngày. Thở oxy.

– Cơn hen suyễn mức độ nặng: Liều xịt thuốc giãn phế quản như khi lên cơn hen mức độ trung bình hoặc cao hơn. Hít hoặc khí dung kháng cholinergic: Hít liều 400 – 800 mcg/lần, nhắc lại sau 1 giờ; khí dung 0,5mg/lần x sau 2 – 4 giờ /lần, cần thiết có thể hơn. Dùng corticoid và có thể phối hợp cùng nhóm xanthin, thở oxy.

     Với cơn hen mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ hướng dẫn phác đồ điều trị ghi rõ từng bước cần làm. Với cơn hen mức độ trung bình, việc vào viện điều trị có thể cần thiết. Còn từ cơn hen mức độ nặng trở lên, người bệnh bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện.

  Việc quan trọng cần lưu ý khi cắt cơn hen phế quản là xịt thuốc đúng cách. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua phần dưới đây.

 

Cách xịt thuốc cắt cơn hen phế quản

     Thuốc xịt cần được hít tối đa vào phổi để có tác dụng cắt cơn hen nhanh chóng. Cách dùng bình xịt đúng như sau:

– Bóp nhẹ hai bên của nắp để mở nắp bình xịt

– Kiểm tra bình xịt (xem có phần nào bị bong ra hay không).

– Lắc kỹ bình xịt.

– Giữ bình xịt thẳng đứng giữa ngón tay cái và các ngón khác, để ngón cái ở đáy bình, ngón trỏ trên đỉnh bình.

– Thở ra hết cỡ cho đến khi còn cảm thấy dễ chịu.

– Ngậm đầu bình xịt vào miệng giữa hai răng (Không được cắn miệng bình), khép môi xung quanh sao cho kín nhất.

– Ngay sau đó, hít vào đều đặn, chậm và sâu đồng thời ấn phần đỉnh của bình xịt xuống để phóng thích thuốc.

– Lấy bình xịt ra khỏi miệng đồng thời nín thở cho đến khi còn cảm thấy dễ chịu.

– Đợi khoảng nửa phút giữa các lần xịt nếu bạn muốn xịt thêm liều khác.

– Vệ sinh và đậy nắp bình xịt lại.

 

Cần xịt thuốc đúng cách

 

Không được làm những gì khi lên cơn hen suyễn?

Khi lên cơn hen, người bệnh cần chú ý:

– Tuyệt đối không dùng thuốc an thần.

– Không dùng thuốc long đờm vì chúng làm cơn ho nặng lên.

– Không được tự ý dùng thuốc giãn phế quản nhóm xanthin.

– Không tự ý dùng kháng sinh, bởi nhóm thuốc này không thể cắt cơn hen, chỉ dùng khi có sốt, đờm, mủ, có viêm phổi kèm theo và đặc biệt là phải dùng theo đơn của bác sĩ.

 

Điều trị ngoài cơn hen như thế nào?

     Ngoài việc nắm được thông tin “Khi lên cơn hen suyễn phải làm sao”, bạn cũng nên nắm được các phương pháp điều trị ngoài cơn hen.

Khi người bệnh bị hen trong thời gian dài, cấu trúc đường thở sẽ có những biến đổi mạn tính như: Lớp đáy niêm mạc phế quản bị dày lên và xơ hóa, tăng sinh và phì đại cơ trơn phế quản, mạch máu cũng tăng sinh và bị giãn, tuyến tiết nhầy cũng bị phì đại và tăng tiết thường xuyên. Đặc biệt là hiện tượng tăng tính phản ứng của phế quản khiến tần suất và mức độ cơn hen tăng lên từng ngày.

     Vì những lý do trên mà ngoài việc điều trị cắt cơn hen phế quản, trong giai đoạn ổn định người bệnh cũng cần có các biện pháp điều trị hiệu quả. Điều trị hen suyễn giai đoạn ổn định sẽ được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn cụ thể theo tình trạng của từng người. Các thuốc được dùng là:

– Glucocorticoid dạng hít.

– Thuốc đối kháng leukotriene

– Thuốc giãn phế quản cường beta 2 tác dụng kéo dài dạng hít.

– Theophylin dạng viên giải phóng chậm.

– Thuốc giãn phế quản cường beta 2 tác dụng kéo dài dạng uống

Đồng thời, người bệnh cần áp dụng thêm các biện pháp sau:

– Tránh xa các dị nguyên (những chất kích thích đường hô hấp gây cơn hen suyễn).

– Giải độc cho phổi: Hiện nay không khí ô nhiễm, khói thuốc lá khiến phổi bị nhiễm độc. Phổi nhiễm độc khiến tần suất cơn hen tăng lên, mức độ nặng và khó thở của cơn hen sẽ trầm trọng hơn. Vì vậy, giải độc phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh được kiểm soát tốt, giúp giảm tần suất và mức độ nặng của các cơn hen suyễn. Vậy, giải độc phổi là gì và làm sao để giải độc phổi?

 

Giải độc cho phổi là điều cần làm ngay từ bây giờ

 

Giải độc phổi là gì và làm sao để giải độc cho phổi hiệu quả?

Giải độc phổi là gì?

   Giải độc phổi là sử dụng các biện pháp giúp làm sạch phổi, loại bỏ các độc tố trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi, không để phổi bị nhiễm độc thêm. Từ đó, giúp làm giảm tần suất và mức độ của các cơn hen suyễn.

Làm thế nào để giải độc phổi?

     Để giải độc phổi hiệu quả, Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Hiện nay, các nhà khoa học hiện đại đã tìm ra và chứng minh được nhiều loại thảo dược có hiệu quả tốt trong việc giải độc cho phổi. Tiêu biểu nhất là hoàng cầm với hoạt chất chính là Baicalin”.

     “Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc đã chứng minh: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Ngoải ra, Baicalein và Baicalin trong hoàng cầm còn có tác dụng chống dị ứng và giãn phế quản, ngăn ngừa hen suyễn do dị ứng hiệu quả”.

     “Tuy nhiên, nếu chỉ dùng riêng lẻ hoàng cầm thì hiệu quả sẽ không cao mà cần kết hợp thêm các thảo dược khác. Đó là xuyên tâm liên và lá oliu để chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào phổi, là cam thảo Ý để làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi. Ngoài ra cần kết hợp thêm những thảo dược giúp tăng khả năng tự phòng thủ cho phổi như xuyên bối mẫu hay rễ cây cúc tây. Sự phối hợp này sẽ giúp phổi được giải độc tối ưu, bệnh sẽ được cải thiện tốt”.

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc

 

     “Để thuận tiện nhất, tôi luôn khuyên bệnh nhân của mình dùng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Bởi sản phẩm này có đầy đủ các thảo dược giúp giải độc phổi hiệu quả. Không chỉ vậy, BoniDetox còn có thành phần Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả cho những người có phổi bị nhiễm độc. Thực tế, bệnh nhân của tôi khi dùng BoniDetox đều cho cải thiện rất tốt”.

 

BoniDetox – Sản phẩm tối ưu cho người bệnh hen suyễ

     BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, có hiệu quả vượt trội trong việc giúp giải độc cho phổi, là lựa chọn tối ưu cho người bệnh hen suyễn. Hiệu quả của BoniDetox đến từ thành phần toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại.

BoniDetox có công thức toàn diện.

BoniDetox là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược:

– Baicalin (trong hoàng cầm), xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia: Giúp bảo vệ tế bào phổi, loại bỏ các độc tố trong phổi đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Từ đó giúp giải độc phổi hiệu quả.

– Xuyên bối mẫu, cúc tây: Giúp phục hồi khả năng phòng thủ của phổi, bảo vệ phổi tối đa trước sự tấn công của các chất độc hay dị nguyên từ bên ngoài.

– Tỳ bà diệp kết hợp cùng Baicalin trong hoàng cầm giúp giãn phế quản hiệu quả.

– Fucoidan (chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản) giúp phòng ngừa ung thư cho người bị nhiễm độc phổi.

 

 

Thành phần toàn diện trong sản phẩm BoniDetox

 

BoniDetox là sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại

   BoniDetox được sản xuất tại nhà máy J&E International (thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals). Tại nhà máy này, BoniDetox được áp dụng công nghệ bào chế Microfluidizer, giúp các thành phần thảo dược trong BoniDetox có kích thước nano (<70nm), tạo ra sản phẩm có độ ổn định và tinh khiết cao, hạn sử dụng được kéo dài. Nhờ đó, khi chúng ta uống BoniDetox, các thành phần sẽ được hấp thu tối đa, tác dụng thu được tối ưu.

   Với các ưu điểm vượt trội như trên, BoniDetox chính là lựa chọn tốt nhất của bạn, giúp làm giảm cả về tần suất và mức độ nặng của cơn hen suyễn.

 

BoniDetox – Bí quyết giúp sống vui khỏe của người bệnh hen suyễn

   Được phân phối nhiều năm tại Việt Nam, BoniDetox đã giúp rất nhiều người cải thiện tốt tình trạng bệnh hen suyễn của mình.

      Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi, đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định) chia sẻ:

 “Từ khi mắc bệnh, đầu óc cô lúc nào cũng chỉ lo lắng “Lên cơn hen suyễn phải làm sao?”. Bởi cứ mỗi lần lên cơn hen là một lần cô không thể thở nổi, người cứ tím tái hết lại. Dù cô dùng thuốc thường xuyên lắm nhưng tần suất cơn hen cứ tăng đều đều, khổ lắm”.

 

Cô giáo Đặng Thị Bích Dư

 

     “Ấy thế mà từ ngày dùng BoniDetox của Mỹ mọi chuyện đã khác hẳn. Cô uống đúng liều 4 viên/ngày và chỉ sau 1 tháng thì  cô đã thấy số cơn hen ít đi. Nếu chỉ ở nhà thì cô không gặp cơn hen cấp nữa, chỉ khi ra ngoài hít phải nhiều khói bụi thì cô mới thấy khó thở một chút thôi. Nhờ thế mà cô đã ngủ ngon được cả đêm, cảm giác người khỏe lên rất nhiều, kỳ diệu thật đấy!’’.

     Câu hỏi “Khi lên cơn hen suyễn phải làm sao?” đã được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có được nhiều thông tin bổ ích.  Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh hen suyễn hay sản phẩm BoniDetox, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà