Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có di truyền không?

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp, thường gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lá hoặc sinh sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, khói bụi. Vậy COPD có di truyền không? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có di truyền không?

 

COPD có di truyền không?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mạn tính đường hô hấp, trong đó bệnh nhân có đường thở bị hẹp so với bình thường. Nguyên nhân mắc COPD thường gặp nhất là do hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Một số nguyên nhân khác gồm có:

  • Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp, lao phổi,..

   Ngoài ra, có một số ít người mắc COPD do di truyền. Có nhiều biến thể di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD của một người. Một người có bố/mẹ mắc COPD sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp 1,57 lần so với người trong gia đình không có ai mắc COPD. Hiện nay, sự thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin là yếu tố di truyền duy nhất đã được xác định rõ ràng.

   Alpha-1 antitrypsin là một loại protein được sản xuất bởi tế bào gan, giải phóng vào máu làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phổi. Sở dĩ như vậy là do Alpha-1 antitrypsin có khả năng chống lại các enzym phân giải protein, tạo sự cân bằng giữa  hai quá trình là bảo vệ các cấu trúc protein và tiêu hủy protein.

   Khi cơ thể thiếu hụt men Alpha-1 antitrypsin, các cấu trúc protein của cơ thể bị tấn công, trong đó có các thành phần cấu tạo nên phổi, đặc biệt là phế nang. Các enzyme phân giải protein có thể phá vỡ cấu trúc màng phế nang, từ đó khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

   Như vậy, COPD có di truyền, tuy nhiên, thực tế nguyên nhân chính gây bệnh vẫn là hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường.

 

Dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do di truyền?

   Một số dấu hiệu sau có thể cho thấy bạn đang bị COPD do di truyền:

  • Tuổi: COPD thường được chẩn đoán ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những người bị COPD do di truyền có thể khởi phát triệu chứng như khó thở hay thở khò khè từ năm 20 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn bị COPD mà gia đình bạn cũng có người bị COPD thì rất có thể bạn bị COPD do di truyền.
  • Bạn bị COPD nhưng không có tiền sử hút thuốc hoặc hút rất ít, hoặc ít tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm.
  • Tiền sử bệnh lý: Bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như các bệnh lý về gan, vàng da, viêm mô mỡ,…

 

Người bị COPD do di truyền có thể khởi phát triệu chứng khi còn trẻ

 

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?

   Mặc dù các yếu tố di truyền là không thể thay đổi được, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa COPD bằng cách:

Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc

   Thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong thuốc lá có vô vàn hóa chất độc hại. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc COPD cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Không chỉ người trực tiếp hút thuốc bị nguy hiểm mà những người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Do đó, để phòng ngừa COPD cho mình và người thân, bạn nên chủ động “nói không với thuốc lá”.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

   Bên cạnh thuốc lá, ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi ra ngoài, bạn hãy chú ý đeo khẩu trang để tránh khói bụi. Nếu phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, bạn cần mặc đồ bảo hộ cẩn thận để tránh hít phải chúng.

 

Đeo khẩu trang để tránh khói bụi khi ra ngoài

 

   Ngoài ra, bạn nên cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách ở nơi thoáng gió, trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí,…

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

   Bạn nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

   Ngoài ra, bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, bông cải xanh, rau bina, nho, khoai lang, trà xanh, cà rốt, củ dền đỏ, tỏi,…

Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

   Vận động phù hợp giúp tăng khả năng thông khí của phổi, phòng ngừa các bệnh phổi.

Một số hoạt động thể chất giúp bạn cải thiện sức khỏe là bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, yoga,…

Khám sức khỏe định kỳ

   Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 1 – 2 lần/ năm để tầm soát nguy cơ mắc bệnh, có phương pháp cải thiện và điều trị hiệu quả.

Sử dụng BoniDetox để tăng cường sức đề kháng đường hô hấp

   BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có tác dụng tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  nhờ các nhóm thành phần sau:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng ho – đờm – khó thở: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.
  • Fucoidan Nhật Bản: Đây là thành phần đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

 

Thành phần và tác dụng của BoniDetox

 

   Vì vậy, BoniDetox là sự lựa chọn tối ưu giúp bạn tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có di truyền không?”. Yếu tố di truyền đóng một vai trò khá quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp được nêu trong bài để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà