Mỗi khi căng thẳng là lên cơn hen suyễn – Không phải sự trùng hợp

Nội dung chính

 

   Cơn hen suyễn có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, khi ăn, khi ngủ, khi đi ngoài đường. Thậm chí bạn không làm gì cơn hen cũng tự dưng xuất hiện. Thế nhưng, nếu để ý kỹ hơn bạn sẽ nhận thấy mỗi khi căng thẳng, lo nghĩ, stress, cơn hen sẽ xuất hiện nhiều hơn, mức độ nặng nề hơn. Đó tuyệt nhiên không phải sự trùng hợp mà giữa hai tình trạng này có mối liên hệ chặt chẽ. Cụ thể mối liên hệ đó là gì? Giải pháp tối ưu ra sao? Mời bạn đọc bài viết ngay sau đây để tìm câu trả lời chính xác nhất.

 

Mỗi khi căng thẳng là lên cơn hen suyễn – Không phải sự trùng hợp

 

Giải đáp những câu hỏi xoay quanh căn bệnh hen suyễn

   Để nắm rõ hơn về mối liên hệ giữa căng thẳng, stress và cơn hen suyễn, trước tiên bạn nên nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Bệnh hen suyễn là gì?

   Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mạn tính với tình trạng đường thở bị sưng lên, thu hẹp, tăng tiết chất nhầy. Từ đó gây ra các triệu chứng khó thở, ho, khi thở có tiếng khò khè, thở gấp. Ngoài cơn hen, người bệnh hít thở bình thường.

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

   Đây là một bệnh lý mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

   Mức độ nặng nhẹ của bệnh ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Những bệnh nhân có phương pháp kiểm soát tốt sẽ ít gặp cơn hen hơn, mức độ mỗi cơn hen sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng những người không có phương pháp kiểm soát tốt, cơn hen sẽ xuất hiện gần như liên tục với các đợt bùng phát nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

   Trong cơn hen suyễn, đường hô hấp bị viêm. Các cơ trơn phế quản co thắt, chất nhầy tăng tiết sẽ lấp đầy các ống dẫn khí (đã bị thu hẹp). Kết quả là luồng không khí bị chặn một phần hoặc hoàn toàn và gây ra các triệu chứng khó thở, thở khò khè và cơn ho. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn, trong đó có căng thẳng, stress.

 

Mối liên hệ giữa căng thẳng, stress và cơn hen suyễn

   Căng thẳng, stress và bệnh hen suyễn tác động qua lại như sau:

Stress làm tăng mức độ và tần suất cơn hen suyễn

   Khi gặp căng thẳng do bất kỳ nguyên nhân nào như nhận hóa đơn cần thanh toán, công việc căng thẳng, lịch làm việc dày đặc, căng thẳng trong các mối quan hệ… các cơn hen suyễn đều có thể bùng phát với mức độ nặng nề và mạnh mẽ.

   Một nghiên cứu trên các sinh viên đại học mắc bệnh hen suyễn  đã được thực hiện bởi Khoa Y, Đại học Wisconsin, Madison, Wisconsin, Hoa Kỳ. Nghiên cứu so sánh khoảng thời gian giữa thi cuối kỳ (căng thẳng cao độ) và trong thời gian không có kỳ thì (ít căng thẳng hơn). Kết quả là khi căng thẳng cao độ trong kỳ thi, phản ứng miễn dịch của những người tham gia thử nghiệm (với những chất mà họ mẫn cảm) mạnh mẽ hơn so với khi không có kỳ thi.

   Nghiên cứu trên cùng nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh: Căng thẳng khiến người bệnh tăng phản ứng với các tác nhân gây hen suyễn thông thường.

 

Căng thẳng làm tăng tần suất cơn hen

 

Không chỉ tác động trực tiếp, căng thẳng, stress cũng làm tăng nguy cơ gặp cơn hen suyễn bằng cách gián tiếp như sau:

– Người bệnh dễ nổi giận hơn khi căng thẳng, stress. Ở trạng thái giận dữ, cơn hen suyễn sẽ dễ xuất hiện.

– Nhiều trường hợp khi căng thẳng, stress sẽ tìm đến thuốc lá và rượu bia. Thuốc lá và rượu bia là những tác nhân gây khởi phát cơn hen suyễn.

– Khi quá căng thẳng và tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, con người dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn. Cơ thể khi hoảng loạn sẽ tăng nhịp tim, căng cơ, hơi thở nông và nhanh hơn. Những sự thay đổi đó sẽ khiến cơn hen suyễn dễ xuất hiện hơn.

Quá trình điều trị hen suyễn làm tăng căng thẳng, stress

   Trong quá trình điều trị hen suyễn, quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải sử dụng thuốc thường xuyên, trong đó có thuốc nhóm corticoid (dạng hít). Khi các triệu chứng không được kiểm soát, việc dùng prednisone có thể cần thiết trong vài ngày. Một trong những tác dụng phụ của prednisone đó là làm thay đổi tâm trạng của con người.

   Ngoài ra, việc điều trị lâu dài và dùng thuốc thường xuyên mà vẫn gặp cơn hen, thậm chí là những cơn hen nặng khiến người bệnh trở nên lo lắng, bất an về sức khỏe.

 

Quá trình điều trị hen suyễn làm tăng căng thẳng, stress

 

   Như vậy, stress, căng thẳng làm tăng tần suất và mức độ cơn hen. Cơn hen tăng lên khiến người bệnh càng thêm lo lắng. Cứ như vậy, chúng tạo thành một vòng tròn bệnh lý, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

 

Các triệu chứng của cơn hen suyễn do căng thẳng

   Các triệu chứng của cơn hen suyễn do căng thẳng cũng giống như những triệu chứng của các loại hen suyễn khác, chỉ là chúng được kích hoạt bởi một bởi yếu tố căng thẳng, stress. Các triệu chứng bao gồm: Khó thở, thở khò khè, hụt hơi, thở gấp, tức ngực.

   Bắt đầu cơn khó thở, người bệnh thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy. Mức độ khó thở tăng dần, người bệnh không thể đứng vững, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài khoảng 10-15 phút, có trường hợp kéo dài cả ngày.

   Kết thúc cơn khó thở là đợt ho khạc đờm. Đờm trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều đờm thì càng dễ chịu.

 

Làm sao để hạn chế cơn hen suyễn do căng thẳng?

   Để phòng ngừa cơn hen suyễn do căng thẳng, điều quan trọng cần làm đó là kết hợp giữa việc giảm căng thẳng, stress và kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả.

Giảm căng thẳng

Một số phương pháp giúp giảm căng thẳng, stress bạn nên áp dụng như sau:

– Kiểm soát nhịp thở: Sử dụng cách hít thở sâu để kiểm soát phản ứng của bạn với một tình huống, đồng thời động tác hít thở sâu cũng sẽ góp phần giúp bạn bình tĩnh hơn.

– Ngồi thiền, tập yoga hoặc thái cực quyền: Thiền có thể giúp bạn học cách tĩnh tâm và kiểm soát hơi thở của mình hiệu quả.

– Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng của bạn. Ngay cả một cuộc đi bộ ngắn cũng có thể giúp tâm trí tĩnh lặng hơn.

– Ngủ đủ giấc: Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn kiểm soát căng thẳng hàng ngày dễ dàng hơn.

– Kiểm soát tốt bệnh hen cũng là việc cần làm để cải thiện căng thẳng, lo âu.

 

Tập yoga hay ngồi thiền giúp giảm căng thẳng lo âu

 

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý nếu tất cả các biện pháp trên không giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress.

Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn

Để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, bạn cần phối hợp giữa các biện pháp:

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Thuốc điều trị hen suyễn thường chia thành hai loại: Thuốc kiểm soát lâu dài và thuốc cắt cơn nhanh. Tùy vào tình trạng bệnh của từng  người mà đơn thuốc sẽ khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần chú ý không sử dụng đơn thuốc của nhau mà cần dùng thuốc sau khi khám và được bác sĩ kê đơn.

– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên, chất kích thích: Các dị nguyên thường gặp là bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa, mạt nhà…

– Giải tỏa căng thẳng, stress

– Giải độc cho phổi hiệu quả: Khi phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại… các cơn hen sẽ dễ xuất hiện hơn khi gặp các tác nhân như khói, bụi, căng thẳng stress… Vì vậy, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng cần làm ngay từ bây giờ.

 

Giải độc phổi là gì? Làm sao để giải độc phổi hiệu quả?

   Các chất độc như khói thuốc, bụi, hóa chất khi vào phổi sẽ bám lại trong đó, khiến phổi bị tổn thương, suy yếu. Giải độc phổi chính là dùng các biện pháp giúp bảo vệ phổi, loại bỏ các chất độc đó, đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.

Để giải độc phổi hiệu quả, hiện nay có nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng vượt trội. Đó là:

Xuyên bối mẫu, cúc tây, xuyên tâm liên, lá oliu: Giúp bảo vệ phổi toàn diện từ bên ngoài và bên trong: Vừa ngăn chặn các chất độc từ môi trường, vừa bảo vệ tế bào phổi trước các chất độc đã có sẵn trong phổi từ trước.

Cam thảo Italia: Giúp làm sạch, loại bỏ chất độc trong phổi, đồng thời ngăn ngừa tích tụ chất độc trong phổi hiệu quả.

– Baicalin (trong hoàng cầm): Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus).

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh

 

   Khi kết hợp các thảo dược trên, phổi sẽ được giải độc hiệu quả. Từ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen suyễn hiệu quả. Hiện nay, một sản phẩm đến từ Mỹ có đầy đủ các thảo dược trên đó là BoniDetox.

 

BoniDetox – Bí quyết giúp phòng ngừa cơn hen suyễn hiệu quả đến từ Mỹ

   BoniDetox là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals, được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ). Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay có tác dụng giúp giải độc phổi hiệu quả nhờ các thành phần: Cúc tây, xuyên bối mẫu, lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia và Baicalin trong hoàng cầm.

   Không chỉ vậy, BoniDetox còn chứa các thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn và giãn phế quản hiệu quả. Đặc biệt, thành phần fucoidan (chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản) có tác dụng giúp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả. Thành phần này rất quan trọng bởi người bị nhiễm độc phổi bởi khói thuốc, môi trường ô nhiễm… có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người có lá phổi khỏe mạnh khác.

 

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Không chỉ có công thức toàn diện, tại nhà máy J&E International, BoniDetox còn được bào chế bởi công nghệ siêu nano: Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, chúng được hấp thu tối đa, hiệu quả thu được là tối ưu.

 

BoniDetox – Mang niềm tin trở lại với người bệnh hen suyễn

   Những cơn hen suyễn tái đi tái lại không chỉ khiến người bệnh khổ sở mà còn khiến tinh thần họ suy sụp. Từ ngày có BoniDetox, cuộc sống của hàng nghìn bệnh nhân hen suyễn đã trở lại tươi vui, hạnh phúc.

Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định.

 

Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi)

 

Cô Dư chia sẻ: “Bệnh hen suyễn này khiến tôi khổ sở lắm. Những cơn hen cứ bất thình lình xuất hiện, mà mức độ ngày càng nặng. Vì dùng thuốc đều mà tình trạng cứ ngày một nặng hơn nên tôi đâm ra lo lắng. Cả ngày cứ nghĩ lung tung, rồi nghĩ nếu mình có mệnh hệ gì thì chồng con biết làm sao. Không biết có phải vì lo lắng nhiều không mà bệnh của tôi cứ ngày càng thêm nặng.”

“Giờ thì tôi không lo lắng gì nữa, cuộc sống đã trở lại bình thường nhờ dùng BoniDetox đều đặn. Tôi dùng 4 viên/ngày thì sau 1 tháng cơn hen đã ít đi hẳn. Mỗi lần cơn hen xuất hiện đều nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều, chỉ một lúc sau là hết. Sau tháng thứ 3 đến nay thì tôi thấy khỏe lắm rồi. Nhiều khi còn không nhớ là mình đang bị hen suyễn nữa đấy”.

   Bài viết đã giúp bạn thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cơn hen suyễn và tình trạng căng thẳng, stress. Để bệnh được cải thiện tốt, ngoài việc tuân thủ điều trị, tránh xa dị nguyên, tránh căng thẳng, stress thì giải độc phổi là điều cần làm nhất. Và BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

 

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà