Người bệnh hen suyễn nên làm gì khi trời nồm ẩm?

Nội dung chính

 

     Với người khỏe mạnh, trời nồm ẩm có thể chỉ gây ra cảm giác khó chịu và những bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, với những ai mắc bệnh hen suyễn thì loại thời tiết này lại là một mối đe dọa rất lớn trên sức khỏe của họ.

     Để hiểu rõ hơn về vấn đề này đồng thời biết được người bệnh hen suyễn nên làm gì khi trời nồm ẩm, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Người bệnh hen suyễn nên làm gì khi trời nồm ẩm?

 

Trời nồm ẩm ảnh hưởng đến bệnh nhân hen suyễn như thế nào?

    Trời nồm ẩm là kiểu thời tiết xảy ra khi độ ẩm không khí cao (>90%) gây hiện tượng đọng sương trên nền nhà, bề mặt tường, đồ đạc, các bề mặt cứng như gỗ, đá…, sờ vào quần áo, chăn màn có cảm giác ẩm.

    Đây là tình trạng đặc trưng vào mùa xuân ở các tỉnh phía bắc nước ta, thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4. Nó không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là với những ai mắc bệnh lý mạn tính tại phổi, trong đó có người bệnh hen suyễn.

    Khi trời nồm ẩm, bệnh nhân hen suyễn có thể nhận thấy triệu chứng ho, đờm, khó thở, thở khò khè, tức ngực trở nên trầm trọng hơn so với những ngày thời tiết bình thường. Nguyên nhân là do:

  • Độ ẩm tăng lên có thể gây kích ứng trực tiếp đường thở.
  • Độ ẩm cao gây co thắt phế quản, làm hẹp đường thở do sợi thần kinh cảm giác trong đường thở bị kích hoạt.
  • Trong thời tiết nồm ẩm, nồng độ các chất gây kích ứng phế quản như phấn hoa, các chất ô nhiễm trong không khí tăng lên.
  • Thời tiết nồm thuận lợi cho sự phát triển cho vi khuẩn và virus trong không khí, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, và điều này rất nguy hiểm với người mắc hen suyễn.

 

Người bệnh hen suyễn dễ bị khó thở trong những ngày nồm ẩm

 

  Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí chuyên khoa Hô hấp Mỹ về ảnh hưởng của thời tiết có độ ẩm cao đến sức khỏe người bệnh hen suyễn đã được thực hiện. Trong nghiên cứu, người bệnh được đo sức cản đường thở (thước đo mức độ dễ thở) sau khi tiếp xúc với không khí ẩm (độ ẩm từ 75-80%) trong 4 phút. Kết quả cho thấy, những người mắc hen suyễn có sức cản đường thở tăng 112%, trong khi những người khỏe mạnh thì chỉ số này chỉ tăng lên 22%.

    Như vậy, người bệnh hen suyễn sẽ thở khó khăn hơn nhiều khi ở trong không khí có độ ẩm cao. Trong thời tiết nồm ẩm ở Việt Nam, độ ẩm sẽ lên tới trên 90%, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.

 

Người bệnh hen suyễn nên làm gì khi trời nồm ẩm?

    Mặc dù không thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, nhưng chúng ta sẽ có các biện pháp kiểm soát triệu chứng hen suyễn khi trời nồm ẩm bằng các cách sau:

Hạn chế tối đa việc ra ngoài vào ngày trời nồm ẩm

    Trong những ngày trời nồm ẩm với độ ẩm không khí cao, bạn nên cố gắng hạn chế ra ngoài càng nhiều càng tốt. Hãy ở yên trong nhà và ở nơi làm việc, không tập thể dục ngoài trời, hạn chế việc di chuyển ngoài đường, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

    Ví dụ, bạn là bệnh nhân hen suyễn và vẫn phải đến công ty hàng ngày, trong những ngày nồm ẩm bạn nên đi sớm hơn bình thường khoảng 30 phút để tránh tắc đường. Điều này vừa giảm thời gian ở ngoài trời, vừa hạn chế được việc hít phải không khí ô nhiễm trong giờ cao điểm buổi sáng.

 

Người bệnh hen suyễn nên ở nhà trong những ngày trời ẩm

 

Nhận biết các dấu hiệu của cơn hen bùng phát

    Vì trong những ngày trời nồm ẩm, các triệu chứng hen suyễn rất dễ xuất hiện nên bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu ban đầu như ho, thở khò khè, hụt hơi, tức ngực để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

    Khi có những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên sử dụng các thuốc cắt cơn sớm (theo hướng dẫn của bác sĩ trước đó), trong đó có thuốc giãn phế quản.

   Người bệnh cần đặc biệt chú ý, luôn luôn phải mang theo thuốc cắt cơn mọi lúc, đặc biệt là khi ra ngoài trong những ngày nồm ẩm.

Kiểm soát độ ẩm trong nhà và nơi làm việc

    Vào những ngày trời nồm ẩm, người bệnh hen suyễn cần có biện pháp hiệu quả để kiểm soát độ ẩm trong nhà và nơi làm việc. Độ ẩm trong nhà tốt nhất nên giữ trong khoảng 35-50%. Bạn có thể mua máy đo độ ẩm không khí tại các cửa hàng điện máy.

Bạn có thể giảm độ ẩm trong nhà bằng cách:

– Mở cửa sổ phòng tắm hoặc dùng máy hút ẩm trong khi tắm.

– Sử dụng máy hút ẩm trong nhà. Nếu nhà bạn chưa có máy hút ẩm thì có thể dùng điều hòa không khí. Vậy trời nồm bật điều hòa chế độ nào? Bạn nên để chế độ “Dry” và thực hiện theo hướng dẫn như sau:

  • Vào phần Mode, chọn chế độ Dry (biểu tượng giọt nước). Ở chế độ này, máy chạy khoảng 3 đến 5 phút lại nghỉ mà không tốn điện
  • Chỉnh tốc độ gió thổi ra nhỏ để khí gas làm lạnh dàn lạnh tối đa. Không khí ẩm gặp môi trường lạnh hơn (dàn lạnh) sẽ ngưng tụ ở dàn lạnh, giúp bạn không cảm thấy lạnh.
  • Không nên để máy ở chế độ nóng (Heat) để hút ẩm hay sấy quần áo ẩm. Vì khi môi trường trong phòng ẩm mà bạn lại dùng chế độ nóng của điều hòa sẽ làm căn phòng của bạn càng ẩm hơn. Nhiệt độ và độ ẩm không khí cao sẽ khiến nguy cơ bùng phát cơn hen suyễn cao hơn.

 

Điều chỉnh điều hòa phù hợp trong những ngày trời ẩm

 

Một số kiểu thời tiết gây nguy hiểm cho người bệnh hen suyễn

Ngoài thời tiết nồm ẩm thì người bệnh hen suyễn cũng cần cẩn trọng với những kiểu thời tiết sau đây:

  • Không khí khô, lạnh (đặc trưng của miền bắc vào mùa đông).
  • Trời quá nóng: Khi nhiệt độ tăng cao, mức độ ô nhiễm cũng có thể tăng lên, gây ra các triệu chứng hen suyễn.
  • Ở nơi có nhiều gió: Các chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, có thể theo gió đi khắp nơi. Cả phấn hoa và nấm mốc đều là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn.
  • Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng: Một số người cũng nhạy cảm với sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện thời tiết, ví dụ như sáng trời nắng ấm nhưng chiều gió mùa đông bắc về làm thời tiết chuyển mưa lạnh đột ngột.

    Khi trời nồm ẩm, người bệnh đặc biệt cần chú ý giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa cơn hen suyễn tái phát. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng và giải độc cho phổi, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Giải pháp bạn nên thực hiện đó là uống BoniDetox đều đặn hàng ngày, kết hợp với tập thể dục điều độ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm như khói thuốc, khói bụi và hóa chất độc hại. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà