Những lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin

Nội dung chính

 

    Ventolin có lẽ không còn xa lạ đối với những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD lâu năm. Thế nhưng với những người mới mắc bệnh thì họ sẽ khó tránh khỏi băn khoăn về cách sử dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin. Tất tần tật mọi thông tin về Ventolin sẽ được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết dưới đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

 

Khi sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin, người bệnh cần lưu ý gì?

 

Ventolin là thuốc gì?

   Ventolin là một loại thuốc xịt với hoạt chất chính là salbutamol giúp giãn phế quản, thư giãn các cơ trong đường thở và tăng lưu lượng khí đến phổi. Do đó, Ventolin thường được các bác sĩ chỉ định để:

– Ngăn ngừa co thắt phế quản, làm giảm các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè ở bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD…

– Ngăn ngừa co thắt phế quản do vận động thể dục.

   Hiện nay thuốc giãn phế quản Ventolin dạng xịt được chỉ định cho người lớn và trẻ nhỏ từ 4 tuổi trở lên.

 

Sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin như thế nào?

   Khi sử dụng Ventolin, người bệnh nên thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra ống hít

   Trước khi sử dụng lần đầu tiên, bạn nên kiểm tra ống hít bằng cách tháo nắp ra, lắc kỹ ống hít, ấn 2 nhát vào không khí để chắc chắn ống hít hoạt động.

    Còn trong trường hợp ống hít không được sử dụng trong một vài ngày thì người bệnh cần lắc kỹ ống hút và ấn một nhát vào không khí để chắc chắn ống hít hoạt động.

 

Kiểm tra ống hít trong lần đầu tiên sử dụng hoặc sau một vài ngày chưa sử dụng

 

Bước 2: Sử dụng ống hít

– Tháo nắp ống hít bằng cách bóp nhẹ 2 bên cửa nắp.

– Kiểm tra ống hút cả bên trong và bên ngoài, kể cả chỗ ngậm vào miệng để xem có chỗ nào bị long ra hay không.

– Lắc kỹ ống hít để đảm bảo các vật lạ bị long ra đã được loại bỏ và các thành phần thuốc trong ống hít được trộn đều.

– Giữ ống hít thẳng đứng giữa ngón cái và các ngón khác, với vị trí ngón tay cái ở đáy bình, phía dưới của chỗ ngậm.

– Ngồi thẳng lưng, thở ra hết cỡ đến khi nào còn cảm thấy dễ chịu và sau đó đưa chỗ ngậm vào miệng giữa hai hàm răng và khép môi xung quanh nhưng không cắn miệng bình.

– Ấn một nhát vào phần đỉnh của ống hít (ống đựng thuốc) để phóng thích thuốc đồng thời hít vào một cách đều đặn và sâu (hít chậm và sâu).

– Nín thở và lấy ống hít ra khỏi miệng. Tiếp tục nín thở cho đến khi còn cảm thấy dễ chịu, thở ra nhẹ nhàng.

– Nếu cần tiếp tục hít thêm liều khác, giữ ống thẳng đứng và đợi khoảng nửa phút rồi tiếp tục hít như các bước trên.

– Đậy nắp ống hít.

 

Các bước sử dụng ống hít Ventolin

 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin

   Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần biết khi sử dụng thuốc giãn phế quản Ventolin:

Lưu ý về những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Ventolin

   Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

– Đau ngực, nhịp tim nhanh.

– Chóng mặt.

– Đau bụng, nôn mửa.

– Tay chân run rẩy, luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng.

– Nhức đầu, đau lưng, nhức mỏi cơ thể.

– Ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.

  

Khi sử dụng Ventolin, người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn

 

Lưu ý về cách dùng Ventolin

– Khi sử dụng Ventolin, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và đúng cách thì thuốc mới phát huy tác dụng.

– Đối với các bé nhỏ thì cần có sự trợ giúp người lớn.

– Ventolin phải được lắc kỹ trước mỗi lần sử dụng.

– Liều lượng sử dụng có thể thay đổi trong quá trình sử dụng, tuy nhiên việc thay đổi liều cần có chỉ định của bác sĩ.

– Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

 

Việc thay đổi liều lượng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ

 

Lưu ý khi người bệnh quên liều hoặc quá liều

   Trong trường hợp quên liều, người bệnh có thể sử dụng Ventolin ngay sau khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm cho liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên.

   Còn đối với trường hợp sử dụng quá liều, bạn cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, bởi khi quá liều, người bệnh có thể tử vong với các triệu chứng như khô miệng, run tay chân, đau tức ngực, nhịp tim nhanh, buồn nôn, mệt mỏi, co giật, choáng váng…

   Trên đây là những thông tin người bệnh cần biết khi sử dụng Ventolin. Ngoài loại thuốc này, người bệnh hen suyễn hay viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cần sử dụng thêm một số loại thuốc khác như  thuốc giảm ho, long đờm, glucocorticoid, kháng sinh… Tất cả các loại thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ, vì thế người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

 

Giải độc phổi và bảo vệ phổi là nhiệm vụ quan trọng bệnh nhân đường hô hấp không thể bỏ qua

  Đa số những bệnh nhân đường hô hấp mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD… đều có thể trạng yếu, sức đề kháng phổi kém dễ bị các tác nhân độc hại từ môi trường bên ngoài tác động vào khiến tình trạng phổi bị tổn thương, viêm nhiễm nhiều hơn.

   Trong khi đó, thuốc tây y kể trên lại chưa có tác động giúp tăng cường sức đề kháng phổi, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân độc hại nên tình trạng ho, đờm, khó thở ở những người bệnh đường hô hấp mãn tính vẫn tái phát liên tục, thậm chí là nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị. 

   Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc tây y thì bảo vệ lá phổi và giải độc phổi là nhiệm vụ cần thiết người bệnh không thể bỏ qua. Cụ thể người bệnh cần:

Bảo vệ lá phổi trước các tác nhân gây hại

– Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc lá.

– Tránh tiếp xúc với các chất độc hại từ ô nhiễm không khí: Hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, đeo khẩu trang khi ra đường…

– Thực hiện các biện pháp phòng hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại.

– Hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa độc hại, thay vào đó chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên.

– Sử dụng máy lọc không khí, trồng nhiều cây xanh để cải thiện môi trường sống xung quanh.

 

Sử dụng máy lọc không khí để bảo vệ phổi

 

Giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi

   Các nhà khoa học đã chứng minh có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương như xuyên tâm liên, baicalin từ hoàng cầm, lá ô liu, cam thảo Italia… Và hiện tại tất cả các thảo dược này đã có mặt trong viên uống thảo dược BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox – Giúp giải độc phổi, kiểm soát tốt bệnh đường hô hấp mãn tính

   BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ với công thức toàn diện, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính… nhờ các nhóm thành phần:

 – Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

 – Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này có tác dụng giúp làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện triệu chứng khó thở, giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 – Nhóm thảo dược giúp giãn phế quản: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp tiêu đờm, giảm các triệu chứng ho – đờm – khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

   Đặc biệt, trong thành phần của BoniDetox còn chứa Fucoidan Nhật Bản có khả năng giúp tăng cường hoạt động của tế bào NK – tế bào nhận diện và tiêu diệt tế bào lạ, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox

   Nhờ có BoniDetox mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp mãn tính đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe. Như trường hợp của:

  Ông Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi, ở ấp Phú Thành, xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Mời các bạn xem video ông Bé chia sẻ sau khi sử dụng BoniDetox

 

   “Ông bị viêm phế quản mãn tính lâu rồi, bệnh thì mỗi ngày trầm trọng thêm. Thời gian đầu, ông chỉ bị ho nhẹ thôi, dần dần, ông bị ho liên tục, dai dẳng kèm theo khạc đờm. Bác sĩ kê cho ông nhiều loại thuốc tây lắm, đủ các loại thuốc hít, thuốc uống nhưng bệnh cũng không đỡ nhiều. Cách đây hơn 1 năm, đột nhiên ông thấy khó thở kinh khủng, phải nhập viện cấp cứu và bác sĩ bảo bệnh của ông đã tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD rồi. Cả ngày ông chỉ ngồi ho với thở thôi, người lúc nào cũng mệt mỏi”.

   “Thế mà từ ngày có BoniDetox, cuộc sống của ông thay đổi hẳn. Chỉ sau nửa tháng sử dụng, các triệu chứng ho, đờm, khó thở đã cải thiện rõ rệt. Uống thêm BoniDetox được 1,5 tháng là ông hết hẳn ho, đờm, việc hít thở cũng đã trở lại bình thường, người khỏe mạnh, không còn mệt mỏi gì nữa. Hiệu quả này kéo dài cho tới tận giờ các triệu chứng không hề bị tái phát lại. BoniDetox tuyệt vời thật đó”.

   Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc giãn phế quản Ventolin mà người bệnh đường hô hấp mãn tính cần biết. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà