Tác dụng và cách thực hiện vỗ rung lồng ngực cho người mắc bệnh phổi mạn tính

Nội dung chính

 

    Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực được khuyến khích thực hiện trên bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính tại phổi. Nó mang lại nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng và phục hồi nhanh hơn, đồng thời nâng cao được chất lượng cuộc sống. Để có thêm thông tin về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. 

 

Vỗ rung lồng ngực là phương pháp như thế nào?

 

Vỗ rung lồng ngực có tác dụng gì với người mắc bệnh mạn tính tại phổi?

    Khi nghe cụm từ “Vỗ rung lồng ngực”, chắc hẳn bạn đã có những hình dung nhất định về phương pháp này. Đây là kỹ thuật sử dụng phương pháp vỗ và rung, chủ động tác động một lực cơ học qua thành ngực để truyền vào phổi, áp dụng ở khu vực lồng ngực của bệnh nhân mắc bệnh lý tại phổi. Nó thuộc nhóm kỹ thuật làm sạch phổi, có tính chất cơ học làm long dịch tiết, long đờm, sau đó dẫn ra các phế quản lớn rồi để động tác ho tống đờm ra ngoài.

     Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc long đờm ở bệnh nhân có bệnh lý tại phổi. Hiện nay, các bệnh nhân có ứ đọng, tăng tiết đờm dịch trong đường hô hấp như: Viêm phổi, giãn phế quản, COPD, xẹp phổi, người bệnh có thở máy, người nằm bất động lâu ngày… thì ngoài điều trị bằng phương pháp nội khoa, họ còn được các kỹ thuật viên thực hiện kỹ thuật vỗ rung lồng ngực giúp long đờm. Việc kết hợp đó có ý nghĩa trong việc:

  • Giảm tần suất và độ nặng của các triệu chứng.
  • Góp phần giảm tần suất của các đợp cấp tính.
  • Giảm tác dụng phụ của trị liệu.
  • Tăng sức chịu đựng của bệnh nhân với các hoạt động như tập thể dục, lên xuống cầu thang… từ đó tăng chất lượng cuộc sống cho họ.

    Với bệnh nhân điều trị ngoại trú các bệnh lý mạn tính tại phổi, nếu người nhà biết thực hiện các phương pháp vỗ rung lồng ngực đúng kỹ thuật thì nó cũng rất hữu ích trong việc giảm tình trạng đờm bám chặt trong phổi, không khạc ra được.

 

Phương pháp vỗ rung lồng ngực tốt cho người có đờm nhưng không khạc ra được

 

    Như trường hợp của bác Trần Văn Tấm, 76 tuổi,  ở số 2, ngõ 219/16/10 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên thường xuyên bị ho, đờm và khó thở. Đờm của bác rất đặc, khó khạc, nhiều khi nửa đêm, vợ bác phải dậy vỗ lưng cho một lúc lâu thì bác mới tống được đờm ra.

 

Cách thực hiện động tác vỗ rung lồng ngực

    Kỹ thuật vỗ:

  • Để bệnh nhân ở tư thế thoải mái, ngồi hoặc nằm nghiêng.
  • Khum lòng bàn tay vỗ đều lên thành ngực hoặc vùng lưng sao cho các cạnh của bàn tay tiếp xúc với thành ngực hoặc vùng lưng. Lưu ý, chỉ dùng lực của bàn tay và hoạt động của khớp cổ tay, không dùng lực của cánh tay.
  • Vỗ nhẹ nhàng đều đặn dịch chuyển trên lồng ngực hoặc vùng lưng. Chỉ vỗ tập trung lên bề mặt khung sườn, không vỗ lên cột sống, xương ức, dạ dày và phần dưới khung sườn.
  • Vỗ liên tục 10-15 phút/1 bên rồi chuyển sang rung hoặc nếu đang vỗ mà bệnh nhân muốn ho thì ngưng lại và chuyển sang rung.

    Kỹ thuật rung:

  • Duỗi bàn tay đặt lên thành ngực, vùng lưng (nếu rung ở lưng).
  • Sử dụng lực rung của cơ cánh tay và vai tác động tới bàn tay truyền lực rung lên vùng ngực.
  • Động tác rung được thực hiện khi bệnh nhân thở ra từ từ.

 

Vỗ rung lồng ngực

 

Những lưu ý cần biết về động tác vỗ rung lồng ngực

  • Chống chỉ định tuyệt đối kỹ thuật “vỗ rung lồng ngực” đối với những trường hợp:
  • Có gãy hoặc rạn xương sườn mới.
  • Ho ra máu đỏ tươi.
  • Người bệnh loãng xương nặng.
  • Người mới phẫu thuật lồng ngực..
  • Bệnh nhân đặt stent mạch vành, đặt máy tạo nhịp.
  • Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30- 40 phút.
  • Khi vỗ, người bệnh cần nhịn ho, đến khi buồn ho nhiều thì gắng sức ho khạc, lúc này, đờm và mủ sẽ tống ra được nhiều.

 

Những lời khuyên hữu ích giúp cải thiện bệnh mạn tính tại phổi hiệu quả

    Các bệnh lý mạn tính tại phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hen phế quản… có nguyên nhân là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn… Trong khi đó, vỗ rung lồng ngực có vai trò chủ yếu là giúp đờm dễ long ra hơn, giảm triệu chứng của bệnh. Vì vậy, để bệnh cải thiện tốt nhất, điều quan trọng là bệnh nhân cần thực hiện tốt các phương pháp sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh bằng cách không hút thuốc lá, đeo khẩu trang khi ra ngoài và khi tiếp xúc với bệnh nhân khác, tránh xa khu vực có không khí ô nhiễm…
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
  • Vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng.
  • Giải độc phổi bằng cách sử dụng BoniDetox của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

    Như vậy, kỹ thuật vỗ rung lồng ngực có tác dụng giúp long đờm, giúp bệnh nhân ho khạc đờm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, để các bệnh lý mạn tính tại phổi được cải thiện tốt nhất, bạn nên kết hợp thêm những biện pháp nêu trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà