Tại sao hen phế quản và dị ứng thường xuất hiện cùng nhau?

Nội dung chính

 

   Hen phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với dị ứng. Các thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 60% người mắc hen phế quản có đi kèm tình trạng dị ứng. Vậy, tại sao hai tình trạng này thường xuất hiện cùng nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tại sao hen phế quản và dị ứng thường xuất hiện cùng nhau?

 

Một số thông tin chung về hen phế quản và dị ứng

    Hen phế quản và dị ứng đều là những vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến trong cộng đồng. Hơn thế, chúng còn có mối liên quan mật thiết với nhau. Trước khi làm rõ mối quan hệ giữa hai tình trạng này, chúng ta hãy điểm qua một số thông tin chung về chúng:

Hen phế quản

   Hen phế quản (Asthma) là bệnh lý kết hợp bởi tình trạng viêm mãn tính và tăng đáp ứng của phế quản. Khi bị kích thích, phế quản sẽ co thắt làm xuất hiện cơn hen.

   Khi qua cơn hen, khả năng hô hấp của người bệnh có thể trở lại gần như bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị ho, khó thở, tức ngực ngay cả khi không có cơn hen.

Dị ứng

   Dị ứng (Allergies) là một phản ứng mạnh của hệ miễn dịch trước một chất lạ nào đó. Khi tiếp xúc với những chất này, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể, giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra một loạt các phản ứng quá mẫn.

   Phản ứng dị ứng ở mỗi người cũng có mức độ khác nhau. Có người chỉ bị dị ứng nhẹ với biểu hiện: nổi mề đay, mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi,… Tuy nhiên, có những người có thể bị dị ứng nghiêm trọng, thậm chí là bị sốc phản vệ, tụt huyết áp, mất ý thức, khó thở nghiêm trọng,…

 

Đường thở của người bệnh hen phế quản bị viêm và co thắt

 

Hen phế quản và dị ứng thường xuất hiện cùng nhau do đâu?

   Hen phế quản và dị ứng tuy có vẻ khác biệt, nhưng lại có sự liên quan mật thiết. Các thông kê tại Hoa Kỳ cho thấy, có đến 60% người bệnh hen phế quản có đi kèm tình trạng dị ứng. Khi chúng xuất điện đồng thời, tình trạng này được gọi là hen phế quản dị ứng (Allergic Asthma).

   Những người bệnh hen phế quản lại có đường hô hấp rất nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng một chất hóa học, có tên là globulin miễn dịch E (IgE). Chất này có tác dụng chống lại tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể bạn. Tuy nhiên, lượng IgE cao có thể khiến cho đường hô hấp bị co thắt gây khó thở làm cho cơn hen tái phát.

    Bên cạnh đó, cả dị ứng và hen phế quản đều có yếu tố di truyền. Người ta nhận thấy rằng, những người có tiền sử gia đình mắc các loại dị ứng sẽ có nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn.

 

Các chất gây dị ứng phổ biến có thể khiến hen phế quản tái phát

   Các chất gây dị ứng có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu xung quanh chúng ta. Nó có thể tồn tại ở ngoài trời, nơi làm việc, hay trong chính căn nhà và trên chiếc giường của bạn.

   Khi vô tình hít phải, chúng có thể kích hoạt các triệu chứng hen phế quản. Do đó, nhận biết các tác nhân này là một việc rất quan trọng để ngăn các cơn hen tái phát thường xuyên. Theo đó, các chất gây dị ứng có thể kể đến là:

  • Vảy da và lông động vật (lông chó, mèo, chim, chuột,…) được coi là các chất gây dị ứng khá phổ biến.
  • Phấn từ các loại hoa: Những người bị hen phế quản dị ứng do phấn hoa thường dễ bị tái phát vào mùa xuân.
  • Nấm mốc sinh trưởng ở những nơi ẩm thấp (tầng hầm, nhà bếp, nơi bị rò rỉ nước,…). Bào tử nấm sẽ bay vào không khí và có thể kích hoạt cơn hen.
  • Mạt bụi là những loại bọ rất nhỏ sống trên thảm, sofa, quần áo, chăn màn, giường đệm,… Cả mạt bụi và phân của chúng đều là chất gây dị ứng.
  • Gián: Cơn hen có thể tái phát khi bạn hít phải phân, nước bọt và các mảnh vụn cơ thể của gián.
  • Các loại hóa chất tẩy trắng quần áo, tẩy rửa nhà vệ sinh, nước lau sàn, lau kính,…
  • Các loại khói sinh ra từ việc đốt rơm rạ, than, củi; khí thải từ phương tiện giao thông; khói thuốc lá;…

 

Một số tác nhân gây hen phế quản dị ứng

 

Chẩn đoán hen phế quản dị ứng bằng cách nào?

    Trước hết, để chẩn đoán hen phế quản, bác sĩ sẽ tiến hành: Đo khí phế dung, xét nghiệm FeNO, nghiệm pháp kích thích phế quản,… Bên cạnh đó, để xác định tình trạng dị ứng, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số các xét nghiệm như:

  • Kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách chích vào dưới da người bệnh một lượng rất nhỏ các dị nguyên khác nhau. Nếu các vết chích sưng tấy và mẩn đỏ thì người bệnh bị quá mẫn với dị nguyên đó.
  • Xét nghiệm máu để định lượng kháng thể IgE: Người bệnh sẽ được lấy máu và thêm vào đó chất gây dị ứng, sau đó lượng kháng thể mà máu tạo ra sẽ được định lượng.

 

Điều trị hen phế quản do dị ứng bằng cách nào?

   Nhìn chung, người bệnh hen phế quản vẫn sẽ được điều trị bằng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn và kéo dài, thuốc Corticosteroid dạng hít, thuốc kháng cholinergic,…

   Bên cạnh đó, khi có thêm tình trạng dị ứng, người bệnh sẽ được sử dụng thêm các thuốc chống dị ứng như:

  • Thuốc kháng Leukotriene giúp kiểm soát các hóa chất được hệ thống miễn dịch giải phóng trong một phản ứng dị ứng.
  • Tiêm phòng dị ứng có thể giúp điều trị bệnh hen phế quản bằng cách giảm dần phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một số tác nhân gây dị ứng. Người bệnh sẽ thường xuyên được tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng, để giúp tăng cường khả năng chịu đựng của hệ thống miễn dịch theo thời gian.
  • Thuốc kháng IgE giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng gây ra các triệu chứng hen suyễn bằng cách ngăn chặn hoạt động của IgE.

 

Phòng ngừa hen phế quản dị ứng tái phát

   Để phòng ngừa hen phế quản dị ứng tái phát, trước hết, người bệnh cần phải hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên. Các biện pháp có thể kể đến là: đeo khẩu trang, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giặt giũ chăn màn, quần áo,…

   Bên cạnh đó, không chỉ có các dị nguyên, mà còn rất nhiều tác nhân khác có thể khiến cho cơn hen tái phát. Vì vậy, người bệnh hen phế quản nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Thường xuyên tập thể dục, nhưng nên tránh các hoạt động mạnh, gắng sức.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, stress.
  • Tắm nắng thường xuyên và bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng.
  • Sử dụng sản phẩm BoniDetox để giúp giải độc phổi, giảm ho đờm, khó thở, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề tại sao hen phế quản và dị ứng thường xuất hiện cùng nhau. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044