Nội dung chính
Tràn khí màng phổi là một vấn đề được bắt gặp ở người hút thuốc lá, hoặc có bệnh lý hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tính COPD,… Đây là một tình trạng có thể gây ra những biến chứng khó lường.
Vậy, tràn khí màng phổi nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Tràn khí màng phổi là gì?
Màng phổi là 2 lớp thanh mạc bao quanh phổi, được chia thành màng phổi thành và màng phổi tạng. Trong đó, màng phổi thành che phủ mặt trong lồng ngực, mặt trên cơ hoành. Màng phổi tạng dính chặt vào nhu mô phổi và lách vào khe gian thùy phổi.
Phần không gian chứa dịch lỏng giữa hai lớp màng phổi được gọi là khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí tràn vào trong khoang màng phổi. Điều này sẽ làm giảm thể tích phổi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không?
Ở trạng thái bình thường, áp lực trong khoang màng phổi thấp hơn so với áp suất khí quyển. Nhờ đó, phế nang có thể giãn nở để lấy không khí vào, rồi co bóp đẩy ra dễ dàng.
Khi tràn khí màng phổi xuất hiện, áp lực trong khoang màng phổi tăng lên. Thể tích của phổi giảm đi, các phế nang bị nén khiến hoạt động hô hấp trở nên khó khăn. Người bệnh rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính với triệu chứng khó thở nặng, tím tái, vật vã, tụt huyết áp, mạch nhanh,…
Hô hấp khó khăn sẽ khiến lượng oxy trong máu giảm đi đáng kể, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Người bệnh có thể bị sốc, bất tỉnh, hôn mê khi huyết áp và oxy giảm đi quá nhiều.
Tình trạng nguy hiểm nhất là tràn khí màng phổi trung thất, có thể được bắt gặp ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc hen phế quản. Đây là vị trí có nhiều dây thần kinh, tĩnh mạch, động mạch phổi, quai động mạch chủ và tim. Sự chèn ép lên các bộ phận này có thể gây suy hô hấp nhanh chóng, suy tim, đe dọa đến tính mạng.
Tràn khí màng phổi có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp cấp tính
Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tràn khí màng phổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở những người có thói quen hút thuốc lá và mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như:
Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Đường hô hấp bị viêm mãn tính, phù nề trong bệnh lý COPD, khiến không khí không thoát được hết ra khỏi phổi. Về lâu dài, lượng khi dồn ứ lại ngày càng nhiều, làm cho các phế nang căng giãn quá mức. Thành phế nang trở nên mỏng hơn và dễ bị rách, khiến cho không khí tràn vào khoang màng phổi.
Hen phế quản
Tràn khí màng phổi có khả năng cao xuất hiện trong những cơn hen cấp tính. Điều này là do đường hô hấp của người bệnh bị co thắt dữ dội, kèm theo tăng tiết đờm khiến không khí bị giữ lại trong phổi. Áp lực tăng lên đột ngột, khiến các phế nang căng giãn và bị rách, gây tràn khí màng phổi.
Lao phổi
Vi khuẩn lao sẽ làm tổn thương phổi, tạo ra những vết thủng và gây tràn khí màng phổi. Nghiêm trọng hơn, chất dịch trong phổi cũng có thể bị rò rỉ vào khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Sự kết hợp của hai tình trạng này làm tăng nguy cơ suy hô hấp và tử vong cho người bệnh.
Bệnh bụi phổi
Đây là bệnh lý xảy ra do hít phải các loại bụi nghề nghiệp trong quá trình lao động. Các loại bụi thường gặp nhất có thể kể đến như: Bụi silic, bụi amiăng, bụi than, bụi gỗ,…
Các loại bụi này tích tụ quá nhiều sẽ gây nhiễm độc phổi, tổn thương phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Bệnh bụi phổi có thể dẫn đến xơ phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, hen phế quản nghề nghiệp, COPD và tràn khí màng phổi,…
Phổi tắc nghẽn mãn tính gây tổn thương các phế nang
Phòng ngừa tràn khí màng phổi cho người mắc bệnh đường hô hấp mãn tính
Như đã nhắc đến, tràn khí màng phổi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là nó có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là với những người mắc bệnh đường hô hấp mãn tính.
Chính vì vậy, để phòng ngừa tràn khí màng phổi, người bệnh nên thực hiện những điều sau đây:
- Không hút thuốc lá.
- Mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang khi làm việc tại những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Trồng nhiều cây xanh ở xung quanh và trong nhà để thanh lọc không khí.
- Thường xuyên quét và lau dọn nhà cửa, nhưng không nên sử dụng các loại nước lau sàn có hóa chất tẩy rửa.
- Vệ sinh chăn chiếu và vật dụng trong nhà thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Giữ không gian nhà ở gọn gàng, thông thoáng, không chất chứa quá nhiều đồ đạc.
- Lắp đặt hệ thống điều hòa và máy lọc khí để loại bỏ các tác nhân ô nhiễm, kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
- Có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng.
- Người bệnh hen phế quản nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen như: phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, thực phẩm gây dị ứng, chất bảo quản, một số loại thuốc,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải giải độc phổi, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp. Để làm được điều này, người bệnh nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm được tạo bởi 10 loại thảo dược tự nhiên, giúp tăng cường sức khỏe của phổi. Nhờ đó, người bệnh sẽ phòng ngừa được các biến chứng từ các bệnh đường hô hấp mãn tính.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về bệnh lý tràn khí màng phổi. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và giải pháp phòng ngừa
- Ý nghĩa của chỉ số Cyfra 21-1 trong tầm soát ung thư phổi