Nội dung chính
Tại nước ta, ung thư phổi đứng thứ 2 cả về tỷ lệ mắc mới với 226.262 người và tỷ lệ tử vong với 25.272 người (sau ung thư gan). Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị ung thư phổi mới được đưa vào điều trị. Trong bài viết sau đây, mời bạn tìm hiểu về phương pháp điều trị này nhé!
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi
Liệu pháp miễn dịch là gì?
Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường và phần lớn sẽ ngăn chặn được sự phát triển quá mức của nhiều loại ung thư. Tuy nhiên, tế bào ung thư có rất nhiều cách để tránh được sự tiêu diệt của hệ thống miễn dịch như thay đổi gene, protein. Liệu pháp miễn dịch sẽ giúp hệ thống miễn dịch nhận biết được các tế bào ung thư cũng như tiêu diệt chúng.
Một số liệu pháp miễn dịch đang được nghiên cứu và sử dụng trong điều trị ung thư như:
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư chiếm khoảng 10% – 15% trong số những ca ung thư phổi và được coi là một bệnh lý ác tính có tiên lượng xấu và dễ tái phát, di căn xa. Ở giai đoạn bệnh lan tràn, điều trị hóa chất bộ đôi chứa platinum được coi là liệu pháp nền tảng.
Trong suốt những năm tháng của thế kỷ XX, không có nhiều tiến triển trong điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch ra đời đã mở ra chương mới trong việc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Qua hai nghiên cứu Impower 010, CASPIAN, thuốc điều trị ung thư Atezolizumab và Durvalumab đã được chứng minh được hiệu quả trong việc kéo dài thời gian sống sót của người bệnh khi được điều trị kết hợp cùng bộ đôi thuốc Etoposide – Carboplatin/Cisplatin trên bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% – 85% tổng số ca ung thư phổi. Phác đồ điều trị loại ung thư này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, thể mô bệnh học, đột biến gen, mức độ bộc lộ miễn dịch, thể trạng người bệnh, tuổi, giới tính, các bệnh lý nền… Liệu pháp miễn dịch hiện nay đã được áp dụng trong hầu hết các giai đoạn của bệnh.
Ở những giai đoạn sớm, giai đoạn chưa có sự di căn (giai đoạn I, II, IIIA), phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính. Tùy theo trường hợp cụ thể, xạ trị hoặc hóa trị có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật nhằm giúp giảm nguy cơ tái phát và tăng tuổi thọ cho người bệnh. Dựa trên kết quả của nghiên cứu CHECKMATE 816, Nivolumab là thuốc miễn dịch được FDA phê duyệt trong điều trị tân bổ trợ (trước phẫu thuật) giai đoạn IB đến IIIA. Pembrolizumab và Atezolizumab cũng là hai thuốc thuộc liệu pháp miễn dịch được FDA phê duyệt cho điều trị bổ trợ (sau phẫu thuật) (dựa theo kết quả nghiên cứu Impower 010 và KEYNOTE 091. Tuy nhiên tại Việt Nam, Nivolumab chưa được lưu hành, Pembrolizumab hiện chưa được phê duyệt điều trị bổ trợ.
Ở giai đoạn IIIB, hóa trị kết hợp xạ trị là phương pháp điều trị cơ bản. Sau nghiên cứu PACIFIC, Durvalumab đã được chấp thuận trong điều trị củng cố sau hóa xạ trị kết hợp nhằm giúp kéo dài thời gian bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Ở giai đoạn muộn (tái phát/di căn) thì điều trị toàn thân (bao gồm: hóa trị, điều trị nội tiết và liệu pháp miễn dịch) được coi là phương pháp chính. Trong đó, liệu pháp miễn dịch có hai cách sử dụng là kết hợp (sử dụng nhiều thuốc thuộc nhóm liệu pháp miễn dịch) hoặc đơn trị (chỉ sử dụng một thuốc thuộc nhóm liệu pháp miễn dịch).
Hình ảnh phổi trước điều trị (bên trái) và phổi sau 2 đợt điều trị hóa trị kết hợp liệu pháp miễn dịch (bên phải) ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn. Kết quả cho thấy phần màu trắng đục (khối u) đã thu gọn đáng kể sau điều trị.
Kết luận
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi vẫn đang được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa bệnh từ xa bằng các biện pháp:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm sàng lọc sớm ung thư phổi.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nếu làm việc trong môi trường độc hại…
- Kiểm soát một số bệnh lý nền nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính bằng cách sử dụng sản phẩm BoniDetox.
- Xây dựng lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho người đọc. Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!
XEM THÊM:
- Ảnh hưởng của không khí khô với sức khỏe và cách phòng ngừa
- Nội soi phế quản và những thông tin cần biết!