Uống rượu thường xuyên, cẩn thận bệnh phổi

Nội dung chính

 

   Chúng ta đều biết rằng, uống rượu nhiều sẽ hại đến gan, dạ dày, thần kinh. Tuy nhiên, ít ai để ý, loại đồ uống có chất cồn này còn tăng nguy cơ mắc bệnh phổi và khiến mức độ bệnh tiến triển nhanh hơn so với người không uống. Vậy cụ thể, rượu gây bệnh phổi như thế nào?

 

Uống rượu thường xuyên, cần thận bệnh phổi

 

Uống rượu thường xuyên có thể gây bệnh phổi

   Thạc sĩ, bác sĩ Trần Duy Hưng, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, người lạm dụng rượu có nguy cơ viêm phổi do phế cầu cao hơn gấp 10 lần so với người không uống. Đặc biệt, bệnh viêm phổi ở người nghiện rượu thường nặng hơn, diễn biến nhanh, nguy cơ nhập viện cao hơn. Thời gian điều trị cho đối tượng này cũng kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong tăng đến 20% so với người không uống rượu.

   Khi vào cơ thể, chất cồn trong rượu làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng tưới máu đến da, cơ. Theo đó, người uống thường cảm thấy nóng lên nhưng thực chất thân nhiệt không hề tăng. Trường hợp này nếu bạn ăn mặc phong phanh, đi ngủ không đắp chăn rất dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.

   Hơn nữa, người say rượu thường ngủ li bì, ít phản ứng, mất phản xạ ho, hắt hơi, đồng thời khả năng tống các chất có hại ở đường hô hấp ra ngoài sẽ giảm. Một số người còn bị ngưng thở khi ngủ, giảm lượng oxy hít vào, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

   Rượu còn làm mất cân bằng vi sinh vật trong miệng, cổ họng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển. Điều này làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở những người nghiện rượu.

 

Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi

 

Các tác hại khác của việc uống rượu thường xuyên

   Ngoài tăng nguy cơ gây bệnh phổi, việc uống rượu thường xuyên còn hại đến các bộ phận khác, chẳng hạn như:

Tại gan

   Gan là nơi chuyển hóa chủ yếu chất cồn từ rượu trong cơ thể thành chất độc hại acetaldehyde. Sau đó, acetaldehyde tiếp tục được gan chuyển hóa thành chất không độc hại là acid acetic (giấm ăn).

  Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều rượu sẽ khiến gan bị quá tải, không kịp chuyển hóa acetaldehyde nên chúng tích tụ lại và gây ra các bệnh lý tại gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… 

Trên hệ thần kinh

   Acetaldehyd tăng cao trong máu sẽ tác động và gây độc cho hệ thần kinh với các biểu hiện say xỉn như: Chóng mặt, đau đầu, không kiểm soát được hành vi, lời nói, khả năng giữ cân bằng cơ thể kém… Nhiều trường hợp lạm dụng rượu còn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, khiến dân nhậu có cảm giác tê và ngứa ran ở bàn chân và bàn tay.

   Hơn nữa, việc lạm dụng rượu, nghiện rượu có thể gây tổn thương não vĩnh viễn. Điều này dẫn đến hội chứng Wernicke-Korsakoff làm suy giảm khả năng ghi nhớ, phản ứng, tư duy…

 

Lạm dụng rượu nguy cơ gây tổn thương não vĩnh viễn

 

Trên hệ tiêu hóa

   Việc uống rượu bia thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.

   Đồng thời, việc uống quá nhiều rượu còn kích hoạt các enzym tiêu hóa do tuyến tụy sản xuất ra. Sự tích tụ của các enzym này sẽ gây viêm tụy với biểu hiện đau bụng dữ dội, chủ yếu ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn…  Nếu bạn tiếp tục uống rượu thường xuyên, viêm tụy sẽ tái đi tái lại nhiều lần và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Trên sinh lý

   Việc uống quá nhiều rượu khiến cơ thể phái mạnh giảm sản xuất testosterone. Đây là loại hormone sinh dục quan trọng nhất, quyết định khả năng sinh lý của nam giới. Khi cơ thể thiếu testosterone, phái mạnh dễ bị suy giảm sinh lý với các biểu hiện: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn… Rượu còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho nam giới.

Gây tai nạn giao thông

   Tác hại này xảy ra do rượu làm người uống mất khả năng kiểm soát hoạt động cơ thể, đi đứng xiêu vẹo và khó có thể tránh khỏi những vụ tai nạn giao thông thương tâm.

 

Làm thế nào để hạn chế tác hại của việc uống rượu?

 

Làm thế nào để hạn chế tác hại của việc uống rượu?

   Cách hạn chế tác hại của việc uống rượu tốt nhất chính là không uống. Nếu bắt buộc phải sử dụng loại chất cồn này, bạn nên:

  • Uống không quá hai đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới và một đơn vị cồn với nữ giới. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 lon bia 330ml (5%); một cốc bia hơi 330ml; một ly rượu vang 100ml (13,5%); một ly nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
  • Lựa chọn rượu có nồng độ cồn thấp, chẳng hạn như rượu vang.
  • Uống rượu từ từ, kết hợp ăn thức ăn, nước lọc.
  • Tránh tham gia các hoạt động ngoài trời hay lái xe sau khi uống rượu.
  • Nằm ngủ ở phòng kín gió, đắp chăn giữ ấm phù hợp.
  • Sử dụng sản phẩm giúp giải rượu, bảo vệ cơ thể trước tác hại của rượu bia như BoniAncol + của Mỹ.

   Trong trường hợp bạn đang mắc bệnh liên quan đến phổi thì bạn không nên uống rượu mà tập trung điều trị tốt căn bệnh đó.

   Có thể thấy, rượu bia không chỉ hại đến gan, dạ dày, hệ thần kinh mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng loại đồ uống này. Nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy hạn chế tối đa lượng chất cồn vào cơ thể. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044