Vì sao người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ loãng xương cao?

Nội dung chính

 

    Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh đường hô hấp mãn tính vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Đây là căn bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, suy tim phải,…

   Không chỉ có vậy, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn bình thường. Vậy, mối liên hệ giữa hai tình trạng này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Vì sao người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ loãng xương cao?

 

Một số thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

   Phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi các triệu chứng như: Ho nhiều, ho dai dẳng, tăng tiết đờm, khó thở, thở khò khè, nặng ngực,… Bệnh lý này thường được bắt gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên và có thói quen hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại,…

   Bên cạnh những triệu chứng kể trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như các đợt cấp COPD, tràn khí màng phổi, tăng áp động mạch phổi, suy tim phải,…

     Không chỉ vậy, người bệnh COPD còn có thể mắc thêm nhiều bệnh lý khác đi kèm, được gọi là các bệnh đồng mắc. Trong đó, loãng xương chính là một ví dụ điển hình nhất.

 

Tại sao người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lại dễ bị loãng xương?

   Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với bình thường. Theo đó, tỷ lệ loãng xương ở nhóm người mắc COPD là 14,8%, còn tỷ lệ này ở dân số nói chung vào khoảng 10,8%.

   Các nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính  là:

Hút thuốc lá

   Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý COPD mà nó còn khiến người bệnh mắc cả những bệnh khác như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư phổi và loãng xương.

   Các chất độc hại trong thuốc lá không chỉ gây nhiễm độc phổi, mà có thể ảnh hưởng đến cả xương. Khi được hấp thụ vào máu, các chất độc này sẽ tác động vào cơ chế chuyển hóa của xương, từ đó làm tăng quá trình phân hủy xương, làm chậm quá trình tái tạo xương, gây mất xương và loãng xương.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ loãng xương ở người bệnh COPD

 

Sử dụng corticoid 

   Corticoid là loại thuốc được sử dụng để giảm tần suất tái phát cũng như mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp COPD. Người bệnh COPD có thể sử dụng corticoid theo đường uống hoặc đường hít. Trong đó, corticoid dạng hít thường được dùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ hơn so với dạng uống.

   Tuy nhiên, với tần suất sử dụng thường xuyên và kéo dài, corticoid dạng hít vẫn làm tăng nguy cơ gãy xương ở những bệnh nhân COPD. Corticoid làm giảm mật độ xương theo 3 cơ chế:

  • Giảm tạo xương do corticoid ức chế hoạt động và kích hoạt cơ chế tự chết của tạo cốt bào.
  • Gia tăng hủy xương do corticoid kích thích tạo hủy cốt bào.
  • Giảm hấp thu canxi ở ruột và tăng bài tiết canxi qua thận.

 

Sử dụng corticoid khiến người bệnh COPD dễ bị loãng xương

 

Các lý do khác

   Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường ăn uống kém hơn, ít vận động và dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, vì tình trạng khó thở khiến họ nhanh chóng bị mất sức. Tình trạng này khiến cho người bệnh COPD dễ bị suy dinh dưỡng, giảm cân và thiếu hụt vitamin D, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.

   Loãng xương có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Gãy xương đùi, cổ tay, khớp háng, lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống,… Điều này khiến chất lượng cuộc sống của những người vốn đã mắc COPD bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần làm gì để phòng ngừa tình trạng loãng xương?

   Để phòng ngừa tình trạng loãng xương, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Bỏ thuốc lá và không sống trong môi trường có khói thuốc lá.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, chất béo có lợi, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, người bệnh COPD nên dùng các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho, magie, kẽm, vitamin K và collagen.
  • Tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng sớm để giúp bổ sung vitamin D.
  • Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tùy theo tình trạng sức khỏe cho phép với nguyên tắc: Nhẹ nhàng, đều đặn, kết hợp với các bài tập thở có kiểm soát.
  • Kiểm soát tốt tình trạng bệnh COPD để giảm bớt triệu chứng, nguy cơ biến chứng cũng như tần suất và liều lượng sử dụng corticoid.

 

Người bệnh COPD nên ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng

 

Những biện pháp giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    Để kiểm soát tốt bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, không làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh cần giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên quét dọn nhà cửa, cũng như đảm bảo không gian thông thoáng. Nếu có điều kiện, người bệnh nên trồng cây xung quanh nhà, sử dụng các loại máy lọc khí để giúp cải thiện chất lượng không khí.

   Quan trọng không kém, người bệnh nên sử dụng sản phẩm BoniDetox để giúp giải độc phổi, loại bỏ chất bẩn tích tụ trong phổi, đồng thời cải thiện chức năng hô hấp và bảo vệ phổi hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.

    Có hàng vạn người bệnh COPD sau khi sử dụng BoniDetox đã có sự cải thiện đáng kể. Họ giảm được ho đờm, khó thở, cảm thấy khỏe mạnh hơn, ít tái phát đợt cấp và ít phải dùng đến các loại thuốc hít, xịt hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng loãng xương ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà