Nội dung chính
Chúng ta vào bệnh viện, các trung tâm y tế để chữa bệnh. Nhưng cũng chính tại nơi đây, chúng ta lại có nguy cơ mắc các bệnh lý khác, điển hình là viêm phổi bệnh viện. Vậy cụ thể, viêm phổi bệnh viện là gì? Cách dự phòng ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Viêm phổi bệnh viện là gì?
Viêm phổi bệnh viện là gì?
Viêm phổi bệnh viện là tình trạng một người bị viêm phổi sau khi vào bệnh viện điều trị từ 48 giờ trở lên, mà không ở trong giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện.
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất. Tại các nước phát triển, nó chiếm đến 15% trong tổng số ca nhiễm khuẩn bệnh viện và chiếm 27% số ca nhiễm khuẩn ở khoa hồi sức cấp cứu.
Ở nước ta, viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21-75%. Trong đó, bệnh do lây nhiễm qua thở máy (được xác định sau thở máy 48 giờ) chiếm đến 90%. Một nghiên cứu cắt ngang của Bộ Y tế thực hiện năm 2005 trên 9.345 người bệnh của 10 bệnh viện cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,8%, trong đó viêm phổi bệnh viện chiếm đến 55,4%.
Một nghiên cứu khác của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các bệnh viện công lập thấy rằng: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,4%; trong đó viêm phổi đứng hàng đầu, chiếm đến 54,3%.
Khi bị viêm phổi bệnh viện, người bệnh thường có triệu chứng như sốt, ho, khạc đờm nhầy, khó thở, hội chứng đông đặc phổi (phổi bị tổn thương, phế nang xung huyết do chứa đầy dịch tiết). Tuy nhiên, những biểu hiện đó thường bị lu mờ bởi các bệnh lý khác như nhiễm độc, dị ứng thuốc, xẹp phổi, nhồi máu phổi, hội chứng trụy hô hấp ở người lớn, suy tim ứ trệ, viêm khí phế quản… Do đó mà căn bệnh này khó chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Nó kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí, tăng thêm gánh nặng kinh tế cho người bệnh.
Viêm phổi ở bệnh viện thường khó chẩn đoán
Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện là gì?
Các chủng vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện thường là vi khuẩn Gram âm hiếu khí (Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Enterobacter spp, E coli, Providencia spp). Ngoài ra còn có một số vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumonia.
Tùy từng bệnh viện, vị trí địa lý và phương pháp chẩn đoán mà tác nhân gây bệnh có thể khác nhau. Nhưng đặc điểm chung là chúng thường đa kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.
Con đường lây lan của viêm phổi bệnh viện
Các chủng vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như:
- Dụng cụ hỗ trợ hô hấp không được khử khuẩn đúng cách: Bình làm ẩm khí oxy, máy khí dung, máy nội soi phế quản, phế dung ký, dụng cụ gây mê… đều là ổ chứa vi khuẩn. Khi người bệnh sử dụng sẽ lây nhiễm mầm bệnh từ đó. Hoặc, mầm bệnh từ người bị viêm phổi di chuyển đến dụng cụ hô hấp rồi lây sang người sử dụng tiếp theo. Tay bệnh nhân hoặc nhân viên y tế cầm nắm các dụng cụ cũng dễ làm lây lan vi khuẩn.
- Bóp bóng ambu giúp người bệnh hít thở cũng là một nguồn đưa vi khuẩn vào phổi. Bởi lẽ, dụng cụ này rất khó rửa sạch và làm khô giữa các lần dùng. Bóng ambu còn có khả năng bị nhiễm khuẩn qua bàn tay của nhân viên y tế.
- Dây máy thở có sử dụng bộ phận làm ẩm: Đây là nguồn chứa vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở người bệnh thở máy. Vi khuẩn xuất phát từ miệng và hầu của người bệnh sẽ lưu trú trong hơi nước. Các hơi nước này lắng đọng tại đường ống và tụ lại ở bộ phận ngưng tụ hơi nước, làm dây thở nhanh chóng bị nhiễm khuẩn.
Các dụng cụ thở máy dễ làm lây lan vi khuẩn
- Các máy khí dung thường dùng để phun các loại thuốc giãn phế quản, corticoid: Dễ nhiễm khuẩn ở bộ phận chứa thuốc từ bàn tay của nhân viên y tế. Nếu không được khử khuẩn cẩn thận, người dùng tiếp theo sẽ có nguy cơ bị viêm phổi bệnh viện.
- Lây nhiễm từ bàn tay của nhân viên y tế bị nhiễm khuẩn thông qua các thao tác như hút đờm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản.
- Lây nhiễm qua môi trường không khí, qua bề mặt bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Đối tượng dễ mắc viêm phổi bệnh viện
Đối tượng dễ bị viêm phổi bệnh viện bao gồm:
- Trẻ sơ sinh
- Người già trên 65 tuổi, thể trạng béo phì
- Người phẫu thuật bụng, ngực, đầu và cổ.
- Người có bệnh lý nặng kèm theo như: Phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, lồng ngực bất thường, suy giảm miễn dịch…
- Người mất phản xạ ho, nuốt.
- Người hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản
- Người phải đặt nội khí quản, mở khí quản
- Người phải đặt ống thông mũi dạ dày
- Người thở máy kéo dài
Người phải thở máy kéo dài dễ bị viêm phổi bệnh viện
- Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ suy yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, gây nguy cơ viêm phổi cao hơn người bình thường. Nếu mẹ bầu mắc viêm phổi, sức khỏe và thai nhi đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sảy thai, sinh non.
- Người có sức đề kháng suy yếu hoặc bị ức chế miễn dịch như: Người bị nhiễm HIV/AIDS, ghép tạng, hóa trị hoặc dùng steroid kéo dài…
- Người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người làm việc, sinh sống ở môi trường bị ô nhiễm, khói bụi,…
Cách dự phòng viêm phổi bệnh viện
Để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện, các cơ sở y tế và người bệnh nên chủ động áp dụng biện pháp để tránh lây nhiễm mầm bệnh, cụ thể:
Về cơ sở y tế
- Tổ chức, tập huấn và đào tạo chuyên môn, thực hiện việc kiểm tra và giám sát định kỳ dịch viêm phổi bệnh viện.
- Khử, tiệt khuẩn các dụng cụ hỗ trợ hô hấp đúng quy cách.
- Nhân viên y tế cần đeo găng tay dùng một lần đạt chuẩn khi thực hiện các thao tác cứu chữa, chăm sóc người bệnh.
- Trường hợp không đeo găng tay, cần vệ sinh, sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh và bất kỳ dụng cụ hô hấp nào đang sử dụng cho người bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra và đổ nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bộ phận ngưng tụ hơi nước cho bệnh nhân;
- Nên sử dụng loại dụng cụ chăm sóc hô hấp dùng một lần, tiệt khuẩn hay khử khuẩn ở mức độ cao đối với các dụng cụ sử dụng lại cho người bệnh.
Về người bệnh
- Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh hầu họng, mũi miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh khác.
- Tiêm vacxin phòng ngừa phế cầu.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý ở phổi nếu có: Trường hợp mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính nên dùng thêm sản phẩm BoniDetox để tăng cường sức khỏe cho lá phổi, giảm nguy cơ tái phát đợt cấp, hạn chế số lần nhập viện.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết được thông tin về viêm phổi bệnh viện và cách dự phòng. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh này, tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tránh phải vào bệnh viện. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Nội soi phế quản và những thông tin cần biết!
- Cảnh báo: Màu sắc môi khác thường là dấu hiệu bệnh phổi