5 Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

Nội dung chính

 

   Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhiều người bệnh chỉ chú trọng việc sử dụng thuốc sao cho đúng mà quên mất rằng chế độ dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ giúp họ khỏe khoắn và cải thiện tình trạng bệnh. Vậy người bệnh COPD nên xây dựng chế độ ăn uống như thế nào? Dưới đây là 5 lời khuyên của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD, mời các bạn cùng đón đọc!

 

5 Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

 

COPD – Căn bệnh nguy hiểm mọi thời đại!

   COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn, ứ khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính, gây ra hàng loạt các triệu chứng:

Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt: Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm.

– Khó thở: Tình trạng khó thở nghiêm trọng theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, về sau khó thở kể cả khi nghỉ ngơi và liên tục khó thở. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, có cảm giác thiếu không khí hoặc thở nặng nề, thở khò khè, hổn hển.

   Chưa dừng lại ở đó, khi không được điều trị hiệu quả, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải, đa hồng cầu, ung thư phổi,…

 

Biến chứng ung thư phổi ở bệnh nhân COPD

 

   Do đó, người bệnh COPD cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều hay bỏ thuốc. Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

 

5 Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu protein, Carbohydrate, kali, sản phẩm tươi

Người bệnh COPD nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein, chất lượng cao như thịt gia cầm, thịt động vật hay các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi…

– Các loại thực phẩm chứa carbohydrate hỗn hợp như: khoai tây nguyên vỏ, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, lúa mạch, yến mạch và các loại đậu…là những thực phẩm cũng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bệnh nhân COPD.

– Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thiếu hụt ion kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh COPD. Do đó, các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng tây, cà chua, củ dền, chuối, cam…là những thực phẩm giàu kali bệnh nhân COPD nên bổ sung hàng ngày.

– Vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu có trong rau quả tươi, trái cây là những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, giúp cơ thể người bệnh COPD luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

 

Bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày

 

Hạn chế một số thực phẩm không tốt cho người bệnh COPD dưới đây

– Muối: Người bệnh COPD nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim ở người bệnh COPD.

– Sữa: Một số loại sữa có nguồn gốc từ phô mai, bơ,… có thể làm các chất nhầy, đờm trở nên đặc hơn, khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn người bệnh COPD cũng cần kiêng.

– Thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh: Những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hơi thở, làm cho người bệnh khó thở hơn.

 

Người bệnh COPD nên kiêng đồ chiên rán

 

Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ

   Theo các bác sĩ, bệnh nhân COPD không nên ăn quá no, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa (5–6 bữa nhỏ) trong một ngày. Điều này hạn chế làm đầy dạ dày một cách quá mức, giúp phổi có đủ chỗ để mở rộng, từ đó việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn.

   Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thực phẩm nên được làm nhừ để dễ nhai, tránh tình trạng phải gắng sức khi ăn. Khi ăn, nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kỹ.

Ngồi ăn đúng tư thế ngồi

  Tư thế khi ăn cũng là một điều mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng cần lưu ý. Khi ăn, người bệnh nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở.

Kiểm tra cân nặng thường xuyên

   Người bệnh COPD cũng cần kiểm tra cân nặng của mình thường xuyên, tránh tình trạng thừa cân, béo phì hay sụt cân liên tục, bởi:

– Nếu cơ thể dư thừa cân có thể làm tăng nhu cầu oxy, tim và phổi sẽ phải làm việc nhiều hơn dẫn đến quá trình hô hấp trở nên khó khăn, bệnh COPD trở nặng hơn.

– Trong trường hợp người bệnh sụt cân liên tục, cơ thể không có đủ sức để chống chọi với bệnh tật, thiếu năng lượng để hô hấp. Trung bình, một người bệnh COPD có thể đốt cháy gấp 10 lần lượng calo khi thở so với người bình thường. Lúc này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng lành mạnh, nhiều calo để cải thiện cân nặng.

 

Người bệnh COPD cần kiểm tra cân nặng thường xuyên

 

   Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD rất quan trọng nhưng chưa đủ. Bởi theo các chuyên gia, nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do phổi bị nhiễm độc bởi các chất độc hại từ môi trường bên ngoài (khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…) trong thời gian dài. Chúng tấn công và tiến sâu vào phổi, bám lại trong phổi, gây nhiễm độc và tổn thương phổi, đồng thời làm khả năng tự phòng vệ của phổi bị giảm sút, lâu dần dẫn tới bệnh COPD.

   Lúc này, họ cần kết hợp thêm biện pháp tối ưu hơn, đó là: 

– Bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới. 

– Giải độc phổi: Làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, chống oxy hóa đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. 

  Để làm được điều đó, sử dụng các thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trở thành xu thế hiện nay bởi tính an toàn và hiệu quả vượt trội.

 

Các thảo dược giúp bảo vệ và giải độc phổi hiệu quả

   Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra và chứng minh được nhiều loại thảo dược giúp giải độc và bảo vệ phổi hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến:

– Cam thảo Italia rất hiệu quả trong việc giúp làm sạch, loại bỏ độc tố, giảm tích tụ chất độc trong phổi. 

– Xuyên tâm liên và lá oliu giúp bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do. 

– Hoàng cầm, nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoạt chất Baicalin trong hoàng cầm rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc

 

   Và 4 thảo dược trên đã được kết hợp hoàn hảo và có mặt trong viên uống BoniDetox đến từ Mỹ.

 

BoniDetox – Bí quyết vàng giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh COPD hiệu quả

   Được nhập khẩu từ Mỹ, BoniDetox là bí quyết vàng giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh COPD hiệu quả nhờ các thành phần sau: 

– Thảo dược giúp bảo vệ phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây.

– Thảo dược giúp giải độc phổi: Lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin trong hoàng cầm. 

– Thảo dược giúp giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở: Bạch đàn, tỳ bà diệp, bồ công anh nhờ tác dụng giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, chống viêm, kháng khuẩn. 

– Thành phần giúp tăng sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa ung thư hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.

 

Thành phần toàn diện của BoniDetox

 

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu của người bệnh COPD. 

 

BoniDetox- Mang niềm vui trở lại với người bệnh COPD

   Với cơ chế toàn diện, BoniDetox đã rất thành công trong việc giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng BoniDetox:

  Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893 

 

Bác Tuyên chia sẻ bí quyết giúp lá phổi khỏe mạnh của mình

 

   “Vì nghiện thuốc lá từ năm 15,16 tuổi nên phổi của bác bị nhiễm độc nặng lắm. Dần dần, bác bị ho nhiều, lần nào cũng khạc ra cả một đống đờm đặc quánh. Khoảng 2 chục năm trước, bác biết mình bị phổi tắc nghẽn mạn tính, bác được kê thuốc về vừa xịt vừa uống nhưng tình trạng cũng không cải thiện là bao. Bác cũng tham khảo thêm cả chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhưng triệu chứng bệnh thì vẫn như thế, cải thiện không nhiều”.

   “Tình cờ, bác biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ giúp giải độc phổi cho người hút thuốc lá hiệu quả, nên bác mua về dùng. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho bớt hẳn, việc khạc đờm cũng dễ hơn rất nhiều. Sau nửa tháng tiếp theo, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, không thấy tức ngực và khó thở, không còn cảm giác bị đè nén ở ngực nữa. Sau 2 tháng dùng BoniDetox đều đặn, bác hết hẳn ho đờm. Đường thở thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng.”

  Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh COPD. Bên cạnh đó, bảo vệ và giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua. Và BoniDetox với công thức toàn diện sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn thắc măc, hãy liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua số điện thoại 1800.1044 giờ hành chính nhé.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà