7 biến chứng nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cách phòng ngừa

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Đặc biệt, nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh này sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, không chỉ tại phổi mà còn ở các cơ quan khác. Cùng điểm danh 7 biến chứng nguy hiểm của COPD và cách phòng ngừa nhé!

 

Các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 

7 biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng suy hô hấp cấp tính

   Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất khó để có thể lấy đủ oxy cần thiết và thở hết carbon dioxide ra ngoài môi trường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới giảm nồng độ oxy và tăng nồng độ carbon dioxide trong máu.

   Tình trạng oxy giảm và carbon dioxide tăng kéo dài sẽ làm hỏng các cơ quan trong cơ thể, đồng thời làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô và dẫn đến suy hô hấp.

   Các biến chứng của suy hô hấp là: Loạn nhịp tim, chấn thương, tổn thương não; suy thận; tổn thương phổi; đe dọa tính mạng,…

Tràn khí màng phổi và xẹp phổi

   Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của COPD. Ở bệnh nhân này, đường dẫn khí bị tắc nghẽn kéo dài gây ra hiện tượng “bẫy khí”. Hiện tượng này có nghĩa là lượng khí hít vào bên trong phế nang không được thở ra hết mà tích tụ lại bên trong phế nang gây giãn phế nang (khí phế thũng).

   Theo thời gian, phế nang giãn ra càng nhiều, mỏng dần và dễ bị vỡ vào trong khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi.

   Trong một vài trường hợp, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi theo một chiều khiến khoang màng phổi chiếm nhiều diện tích hơn, tạo áp lực gây xẹp phổi. Hiện tượng này có thể gây tử vong do suy hô hấp nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng huyết áp động mạch phổi

   Tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể khiến các tiểu động mạch co lại gây tăng áp lực lên các động mạch phổi. Hơn nữa, phế nang giãn nhiều gây chèn ép lên các mao mạch phổi cũng làm tăng áp lực lên các động mạch ở phổi.

 

Bệnh nhân COPD có thể bị tăng huyết áp động mạch phổi.

 

   Bệnh nhân bị tăng huyết áp động mạch phổi có các dấu hiệu ban đầu là khó thở, choáng váng khi hoạt động, đánh trống ngực. Theo thời gian khi bệnh tiến triển bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

  • Sưng mắt cá chân và chân.
  • Da và môi xanh xao.
  • Đau hoặc tức ngực, đặc biệt phía trước ngực.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Tăng kích thước bụng.
  • Mệt mỏi, yếu ớt.

Suy tim

   Ở bệnh nhân COPD, phế quản và phế nang bị tổn thương khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi tăng. Từ đó tim bên phải của họ phải làm việc nhiều hơn để đưa máu qua phổi. Theo thời gian, điều này dẫn đến tình trạng phần tim bên phải to ra, lâu dài dẫn tới suy tim phải. Bệnh nhân bị suy tim do COPD còn gọi là “tâm phế mạn”.

   Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy lâu dài ở người bệnh COPD sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác, trong đó có tim.

Loãng xương

   Loãng xương là biến chứng rất phổ biến ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cụ thể, gần 40% bệnh nhân COPD bị loãng xương. Một số nguyên nhân dẫn đến điều này là:

 

Loãng xương là biến chứng phổ biến của bệnh COPD.

 

  • Người bị COPD thường phải sử dụng steroid dạng hít hoặc uống. Thuốc này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và vitamin D của cơ thể gây loãng xương.
  • Một số bệnh nhân COPD ở những giai đoạn sau bị suy dinh dưỡng, từ đó dẫn tới thiếu canxi và vitamin D.
  • Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cản trở khả năng tập thể dục và hoạt động của bệnh nhân. Sau một thời gian ít hoạt động, mật độ xương sẽ giảm dần và dẫn tới loãng xương.

Các vấn đề tâm lý

   Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA), những người mắc bệnh COPD có nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm hơn so với dân số chung.

   Theo Tạp chí Y học Hô hấp Chăm sóc ban đầu, năm 2021 tỷ lệ người bị COPD bị trầm cảm là 40% và rối loạn lo âu là 36%.

Nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là:

  • Người bệnh cảm thấy lo lắng về tình hình sức khỏe của mình, đặc biệt ở những bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh hoặc ở những giai đoạn nặng.
  • Sự mệt mỏi khiến bệnh nhân khó thực hiện các hoạt động thường ngày hơn và phải nhờ mọi người giúp đỡ, điều này làm cho họ cảm thấy bản thân vô dụng, là gánh nặng của người khác.

   Những cảm xúc lo lắng và buồn bã này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân COPD phải đối diện với nguy cơ bị trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.

Ung thư phổi

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ diễn tiến thành ung thư phổi rất cao, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá và thuốc lào hay thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

   Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất.

 

COPD có nguy cơ diễn tiến thành ung thư phổi rất cao

 

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Để ngăn cản COPD phát triển nhanh và dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trên, bệnh nhân nên:

  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khí độc, hóa chất, khói bụi,… Nếu công việc của bạn bắt buộc phải tiếp xúc với những yếu tố này thì cần có đồ bảo hộ để bảo vệ đường hô hấp.
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ.
  • Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát cân nặng phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox – Biện pháp giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    BoniDetox là giải pháp tối ưu từ Mỹ dành cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các thành phần toàn diện gồm:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương hiệu quả.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu. Đồng thời, chúng còn giúp giảm tần suất đợt cấp tính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
  • Nhóm thảo dược giúp giãn phế quản, tiêu đờm: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm các triệu chứng ho – đờm – khó thở mà bệnh nhân thường gặp.
  • Fucoidan Nhật Bản: Đây là thành phần đã được chứng minh có tác dụng giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của COPD là ung thư phổi.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

      Nhờ công thức toàn diện như trên, BoniDetox giúp:

  • Giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…,
  • Giảm nguy cơ mắc và cải thiện các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…, đồng thời giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở và ngăn ngừa đợt cấp tính ở các bệnh này.
  • Tăng cường đề kháng và miễn dịch cho phổi, giúp tiêu diệt tế bào ung thư, giảm nguy cơ ung thư phổi.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Đây đều là các biến chứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh rất quan trọng. BoniDetox là một giải pháp tối ưu dành cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay BoniDetox, mời quý khách gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà