Ho nhiều về đêm là bệnh gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Nội dung chính

 

   Nếu bạn thường xuyên bị ho nhiều về đêm thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng trên sức khỏe, đặc biệt là trên đường hô hấp. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được ho nhiều về đêm là bệnh gì và phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Ho nhiều về đêm là bệnh gì?

 

Nguyên nhân ho nhiều về đêm là gì?

   Ho vốn là một phản xạ của cơ thể để tống các tác nhân có hại ra khỏi cơ thể. Các tác nhân đó có thể là đờm, nhầy, các chất kích thích, bụi bẩn. Nghĩa là khi có chất nào đó lạ hoặc đờm nhầy nhiều ở đường thở, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng lại bằng phản xạ ho.

   Một số nguyên nhân thường gặp gây tình trạng ho nhiều về đêm có thể kể đến đó là:

Ho nhiều về đêm do viêm đường hô hấp

   Khi có nhiều đờm nhầy từ đường hô hấp trên (do sổ mũi, viêm họng) hoặc đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi…) thì cơn ho sẽ xuất hiện như một phản xạ để tống chúng ra ngoài. Về đêm, nhiệt độ xuống thấp hơn ban ngày, đờm tiết nhiều hơn nên người bệnh sẽ ho nhiều về đêm hơn.

Đặc biệt, khi mắc các bệnh mạn tính đường hô hấp dưới như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh sẽ bị ho nhiều về đêm và sáng sớm kèm theo đờm, trong ngày cũng bị ho nhưng có thể ít hơn, nặng có thể bị khó thở.

 

Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân gây tình trạng ho nhiều về đêm

 

Ho nhiều về đêm do hội chứng chảy dịch mũi sau

   Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng cơ thể tiết ra dịch nhầy ở mũi và cổ họng nhiều hơn bình thường, khiến nó chảy xuống và tích tụ trong cổ họng, kích thích khởi phát phản xạ ho.

   Vào ban đêm, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, dễ dàng hơn do tư thế nằm khiến lượng dịch chảy xuống mũi sau và cổ họng nhiều hơn, từ đó gây ra tình trạng ho nhiều về đêm.

Ho nhiều về đêm do trào ngược dạ dày – thực quản

   Trào ngược dạ dày – thực quản không chỉ gây khó chịu cho người bệnh vì cảm giác nóng và hơi chua khi ợ, mà còn là nguyên nhân gây ra ho nhiều về đêm, nhất là khi người bệnh ăn nhiều và ăn gần giờ đi ngủ.

 

Trào ngược dạ dày – thực quản dễ gây ho nhiều về đêm

 

Ho nhiều về đêm do tác dụng không mong muốn của thuốc

   Một số loại thuốc trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển (enalapril, lisinopril) dùng trong điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có thể gây ra ho. Nếu nghi ngờ điều này, người bệnh nên được thăm khám và chẩn đoán để có cách điều trị phù hợp.

 

Phương pháp cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm hiệu quả

   Để giảm tình trạng ho nhiều về đêm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Giữ cơ thể ấm

   Nhiệt độ thấp, cơ thể nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến bạn ho nhiều về đêm,  dai dẳng và trầm trọng. Vì thế, hãy luôn giữ cơ thể ấm để phòng tránh nhiễm lạnh và phòng ngừa ho nhiều về đêm. Nếu đang bị cảm lạnh, hãy uống nhiều nước ấm, ăn cháo hay súp gà nóng.

    Một cốc trà gừng vào 1 buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ là gợi ý tốt giúp bạn giữ ấm cơ thể, giảm ho do gừng có tính ấm và có tác dụng chỉ ho tốt.

    Bên cạnh đó, bạn nên xịt mũi hoặc nhỏ nước mũi sinh lý hàng ngày để mũi luôn sạch sẽ, ngăn chặn tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho nhiều về đêm.

Nằm nghiêng và gối cao đầu khi ngủ

   Một trong những cách làm giảm và phòng tránh ho nhiều về đêm đơn giản mà hiệu quả là gối cao đầu đi ngủ, khoảng 15 – 20cm là được. Bởi gối cao đầu sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng, đồng thời, axit trong dạ dày cũng không bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Song song với gối cao đầu, bạn có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để dễ chịu hơn.

 

Nằm nghiêng khi ngủ sẽ góp phần giảm bớt tình trạng ho nhiều về đêm

 

Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng

   Với những người bị dị ứng hay hen suyễn thì giữ phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng là rất quan trọng. Bởi bụi bẩn, lông thú cưng, tóc,… là nguyên nhân gây ra dị ứng, khiến mũi khó chịu, gây ra nghẹt mũi, ho.

   Do đó, vệ sinh phòng ốc và giường ngủ, giặt ga giường và rèm cửa thường xuyên cũng là cách làm giảm và phòng tránh ho nhiều về đêm hiệu quả.

Trang bị máy tạo ẩm

   Nếu phòng ngủ sử dụng điều hòa, máy sưởi thì bạn cần trang bị thêm máy tạo ẩm. Bởi điều hòa hay máy sưởi thường gây cảm giác khô da, khó chịu, kích thích các cơn ho. Việc lắp máy tạo ẩm sẽ giúp cân bằng độ ẩm, ngăn chặn tình trạng này.

   Nếu không có điều kiện trang bị máy tạo ẩm, bạn có thể thay thế bằng cách đặt chậu nước nhỏ trong phòng ngủ khi bật điều hòa, máy sưởi.

 

Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu phòng ngủ của bạn thường xuyên bật điều hòa

 

Lối sống lành mạnh

   Để phòng và trị ho nhiều về đêm, bạn cần chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực. Theo đó, tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào nếu bạn đang bị ho mãn tính.

    Nếu từ bỏ các thói quen hút thuốc, uống rượu bia, bạn không chỉ cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm mà còn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

Quan trọng nhất là điều trị các bệnh lý nguyên nhân

   Điều quan trọng nhất nếu muốn cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm đó là tìm ra bệnh lý nguyên nhân và điều trị hiệu quả bệnh lý đó.

   Trước tiên, bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

   Với nguyên nhân ho nhiều về đêm là do các vấn đề trên phổi (thường gặp nhất) như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox để giải độc phổi. Đó là vì nguyên nhân gốc của các bệnh lý này là do phổi bị nhiễm độc, tổn thương bởi khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, chất độc hại. Còn BoniDetox sẽ giúp bảo vệ phổi, làm sạch, loại bỏ chất độc tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ thành phần thảo dược toàn diện.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

Thông tin về sản phẩm BoniDetox

   BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm giúp giải độc phổi, cải thiện tốt tình trạng ho nhiều về đêm, ho có đờm, khó thở cho người mắc các bệnh lý mạn tính trên phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… Hiệu quả của sản phẩm đến từ các thành phần:

– Thảo dược giúp bảo vệ phổi: Hoa cúc tây, xuyên bối mẫu.

– Thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu.

Thảo dược giúp giảm các triệu chứng thường gặp ở người hút thuốc (Ho khạc đờm, khó thở): Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh.

Thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa u bướu phổi: Fucoidan

   Đặc biệt, tác dụng của các thành phần trong BoniDetox được tối ưu nhờ công nghệ bào chế hiện đại – Công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các tinh chất trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Vì vậy, chúng có độ ổn định cao và được hấp thu một cách tối đa (sinh khả dụng lên đến 100%), từ đó giúp hiệu quả đạt được cao nhất.

 

Thành phần BoniDetox

 

   Bạn uống BoniDetox với liều 4 viên/ngày chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng như ho nhiều về đêm, ho có đờm sẽ giảm rõ rệt.

   Đến đây, hy vọng bạn đã biết được nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng ho nhiều về đêm. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà