Nội dung chính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp rất nguy hiểm. Bệnh tiến triển ngày càng nặng theo thời gian và hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, trăn trở của phần lớn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là: “Người mắc bệnh COPD sống được bao lâu?” “Có biện pháp nào giúp kéo dài tuổi thọ không?”. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
Nguy hiểm thầm lặng đến từ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng. COPD có xu hướng tăng lên và đang là một thách thức lớn với y học toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài và chi phí điều trị cao.
COPD được coi là “sát thủ vô hình” cho người bệnh vì diễn biến âm thầm, tiến triển nặng dần và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.
Không phải tự nhiên mà người ta gọi COPD là kẻ giết người thầm lặng. Những con số thống kê về COPD chắc chắn sẽ khiến chúng ta rùng mình.
COPD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Mỗi năm, toàn cầu có hơn 300 triệu người được phát hiện mắc COPD.
Năm 1998, thế giới có 2,9 triệu người tử vong vì COPD, chiếm 5,5% tổng số ca tử vong trên thế giới. Năm 2004, con số này lên tới là 2,66 triệu người, chiếm 4,8%. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau ung thư, bệnh tim mạch và mạch máu não. Theo dự đoán đến năm 2020, nó sẽ nhanh chóng vượt qua ung thư để đứng ở vị trí số 3.
Việt Nam đang nằm trong TOP những nước có tỷ lệ bị COPD cao nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỉ lệ là 4,2% dân số mắc bệnh vào năm 2009.
Bệnh COPD có chữa được không?
COPD là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh giảm được các triệu chứng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
– Sử dụng ống hít và thuốc: Giúp thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều thuốc giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Thông thường, các thuốc giãn phế quản và corticoid sẽ được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn và kê đơn cho người bệnh.
– Kháng sinh: Được sử dụng khi người bệnh có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.
– Các thuốc hỗ trợ: Long đờm, dinh dưỡng, điều trị các bệnh đồng mắc giúp người bệnh sẽ nhanh cải thiện triệu chứng hơn.
– Thở oxy, thở máy: Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
– Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Đây chỉ là một lựa chọn cho một số rất ít người.
Nếu có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Người bệnh COPD sống được bao lâu?
Không có câu trả lời chính xác tuyệt đối nào cho câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sống được bao lâu. Bởi khoảng thời gian này phụ thuộc rất lớn vào tinh thần, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và quá trình điều trị của người bệnh. Mặc dù mắc cùng một bệnh, có người chỉ sống được vài năm, nhưng có người lại sống được đến vài chục năm. Vậy làm sao để làm chậm tiến triển bệnh, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh COPD?
6 biện pháp giúp làm chậm tiến triển bệnh COPD
Ngưng hút thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, bỏ thuốc là biện pháp rất quan trọng giúp ngăn chặn COPD tiến triển nặng lên.
Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng những người đã từ bỏ hút thuốc có bệnh COPD tiến triển chậm và tăng thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tập thể dục thường xuyên
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên tập thể dục đều đặn
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khó thở nên thường cản trở quá trình hoạt động bình thường của người bệnh. Bạn có thể tập thể dục từ mức độ nhẹ đến vừa để tăng khả năng hô hấp, cải thiện tình trạng thông khí ở phổi.
Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể dẻo dai hơn, đỡ mệt mỏi hơn.
Hiệu quả của việc tập thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được các nhà khoa học chứng minh là giúp cải thiện và làm chậm tiến triển của bệnh.
Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng bình thường rất quan trọng đối với những người bị COPD. Thừa cân hay thiếu cân đều không tốt cho bệnh lý này.
Khi bạn thừa cân, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể dư thừa cũng có thể làm tăng nhu cầu oxy, khiến bệnh nhân mệt mỏi hơn.
Khi bạn thiếu cân: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu cân có nguy cơ tử vong khi bị COPD cao hơn những người có cân nặng bình thường hay thừa cân. Vì vậy nếu bạn thiếu cân khi mắc phải COPD, việc ăn uống đầy đủ là vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng giúp đỡ khi muốn tăng cân.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Sức khỏe tinh thần cũng vô cùng quan trọng đối với người bệnh COPD.
Người mắc phải COPD thường trải qua các cảm giác tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm. Những cảm giác này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng quản lý tình trạng, sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với những người bị COPD, tình trạng căng thẳng, lo lắng và hoảng loạn lại càng nguy hiểm hơn, bởi nó khiến tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể thử nhiều phương pháp để giảm mức độ căng thẳng, lo lắng tại nhà như mát xa, tập thiền hay yoga.
Luyện tập thở
Các bài tập thở cho người bệnh COPD có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở, giảm mệt mỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hai kỹ thuật chính được khuyến khích cho người bệnh COPD là thở mím môi và thở bằng cơ hoành. Các bài tập này giúp những người bệnh COPD trao đổi khí qua phổi dễ dàng hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân COPD
Khoảng 74% bệnh nhân COPD bị suy dinh dưỡng và tình trạng suy dinh dưỡng quyết định tiên lượng sống còn của bệnh nhân. Do đó, để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm chặt chẽ. Những điều người bệnh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng bao gồm:
- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng và cá.
- Sử dụng thực phẩm chứa Carbohydrate hỗn hợp: Các loại thực phẩm nhóm này bao gồm: Đậu Hà Lan, yến mạch, lúa mạch, các loại hạt…
- Bổ sung các sản phẩm tươi: Trái cây và rau quả tươi chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Thói quen ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân COPD.
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm chặt chẽ
Ngoài các biện pháp nêu trên thì người bệnh COPD cũng được khuyên dùng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với công thức toàn diện, chứa các thành phần hỗ trợ cho việc kiểm soát bệnh COPD. BoniDetox của Mỹ là một trong những sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân sử dụng hiện nay.
BoniDetox – Sản phẩm toàn diện dành cho người bệnh COPD
Hình ảnh sản phẩm BoniDetox
BoniDetox là một sản phẩm có công thức toàn diện với các tác dụng nổi bật, bao gồm:
– Giúp làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do nhiễm độc phổi nhờ các thảo dược Hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu. Trước thực trạng môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá đang ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, việc sử dụng các thảo dược này sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh hơn nhiều. Từ đó, người bệnh COPD có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
– Giúp bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân gây hại mới nhờ thảo dược Cúc tây và xuyên bối mẫu: Hai thảo dược này giúp bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây độc mới như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
– Ngoài ra BoniDetox còn được bổ sung thêm các thảo dược như tỳ bà diệp, bồ công anh và bạch đàn: Đây là các thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, phục hồi chức năng thông khí của phổi, do đó bệnh nhân COPD sẽ dễ thở hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
– Đặc biệt hơn, BoniDetox còn có thành phần Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh COPD là ung thư phổi.
Công thức vượt trội của BoniDetox
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniDetox chính là giải pháp toàn diện nhất cho người bệnh COPD. Người bệnh chỉ cần sử dụng 4 viên/ ngày chia 2 lần, BoniDetox sẽ giúp:
- Giảm ho và đờm sau khoảng 2-3 tuần sử dụng.
- Giảm khó thở rõ rệt sau khoảng 3 tháng sử dụng.
Nguồn gốc, xuất xứ của BoniDetox
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại nhà máy J&E International – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP của tổ chức y tế thế giới WHO và FDA Hoa Kỳ.
Nhà máy J&E International đặt tại Mỹ
Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bằng công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước dưới 70 nm. Nhờ vậy, các thành phần của BoniDetox được hấp thu tối đa và hiệu quả thu được là cao nhất.
Chia sẻ của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox
Sau nhiều năm phân phối tại Việt Nam, BoniDetox đã đến được với hàng ngàn người bệnh COPD và giúp họ có cuộc sống dễ dàng, nhẹ nhàng hơn cũng như đẩy lui nỗi lo về bệnh.
Bác Nghiêm Xuân Tây (73 tuổi ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422). Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Bác chia sẻ:
Bác Nghiêm Xuân Tây ,73 tuổi
“Bác bị COPD cách đây 5 năm. Dù chẳng làm gì bác cũng thấy khó chịu bởi vì lúc nào bác cũng phải thở cố, đặc biệt là khi lên cơn cấp thì đúng là sống không bằng chết. Mỗi lần như vậy, bác phải dùng ngay thuốc xịt cấp cứu không thì không thở được mất. Không chỉ có thế, bác còn bị những cơn ho đờm hành hạ thường xuyên, động một tí là ho, mệt mỏi lắm!”
“Thật may vì bác sớm biết đến BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 2 lọ sử dụng, bác đã thấy giảm ho và khạc đờm dễ dàng rồi, dần dần những cơn khó thở cấp cũng thuyên giảm rõ. Sau 4 lọ thì bác gần như không còn ho nữa và đã thở được dễ dàng hơn nhiều. Sau khi kiên trì sử dụng đến tháng thứ 4 thì bệnh COPD của bác ổn định hẳn. Bác hài lòng lắm!”
Bác Võ Hoành, 83 tuổi ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bác Võ Hoành, 83 tuổi
“Bác sĩ bảo thói quen hút thuốc lá với thuốc lào nhiều năm chính là nguyên nhân khiến bác bị COPD. Đến khi bỏ được cả hai rồi, bệnh của bác vẫn cứ ngày càng nặng, cho dù bác đã dùng đúng thuốc theo đơn. Bác ho ngày càng nhiều, đờm cứ xanh vàng đặc quánh lại, lúc nào bác cũng ở trong tình trạng thở khò khè, mệt mỏi lắm.”
“Nhưng từ ngày biết đến và dùng BoniDetox, cuộc sống của bác đã dần dần ổn định rồi. Sau khoảng nửa tháng dùng BoniDetox, bác thấy triệu chứng ho ít hẳn, tình trạng thở khò khè đã giảm 50%. Đến khi dùng hết 3 tháng thì bệnh ổn định, hầu như không cảm nhận thấy triệu chứng của bệnh nữa, bác mừng lắm!”
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn đọc bớt băn khoăn hơn về câu hỏi “Bệnh COPD sống được bao lâu?” . Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, xin mời các bạn liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Cách chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
- Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì? Phương pháp chuẩn đoán và cách điều trị