Nội dung chính
Trong cơ thể, đờm có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp, chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi mắc các bệnh lý mãn tính ở phổi như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, chúng lại được tiết ra quá mức. Nó ứ lại ở cổ họng, gây cảm giác khó chịu vô cùng. Vậy người bị đờm nhiều phải làm sao?
Đờm nhiều phải làm sao?
Đờm nhiều là bệnh gì?
Đờm là chất nhầy được hình thành trên niêm mạc đường hô hấp. Chúng có kết cấu, màu sắc khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy đóng vai trò là tấm màng chắn bắt dính bụi bẩn, chuyển xuống dạ dày. Chúng rất mỏng, chúng ta thường thể cảm nhận được sự hiện diện của chúng.
Tuy nhiên, khi cơ thể mắc bệnh, đờm sẽ được tiết ra nhiều hơn. Nó tích tụ trong cổ họng, gây cảm giác khó chịu. Những bệnh lý gây tình trạng đờm nhiều bao gồm:
Dị ứng
Người bị dị ứng với một số tác nhân như: Phấn hoa, khói bụi, chất gây ô nhiễm hoặc lông thú cưng… cơ thể sẽ giải phóng histamine. Đây là thành phần gây phản ứng dị ứng, làm màng nhầy trong mũi sưng lên, tạo ra nhiều chất nhầy hơn.
Bệnh hen suyễn
Phế quản của người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm. Nếu họ tiếp xúc với dị nguyên, phản ứng viêm sẽ xảy ra, gây hẹp đường thở và tăng tiết đờm nhầy.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: Cúm, cảm lạnh thông thường, viêm phế quản cấp, viêm phổi… cũng gây đờm nhiều kèm ho. Tính chất đờm ở những người bị các bệnh này thường có màu xanh lá hoặc vàng.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây đờm nhiều
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đờm nhiều tích tụ trong cổ họng là triệu chứng điển hình của bệnh nhân COPD. Nó kèm theo tình trạng khó thở và ho dai dẳng, thậm chí còn gây ngưng thở khi ngủ.
Ở bệnh nhân COPD, đờm thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng. Nó có thể đục, trong hoặc xanh vàng.
Bệnh viêm phế quản mãn tính
Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy ở phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài.
Tình trạng đờm nhiều do các bệnh lý nêu trên gây cảm giác rất khó chịu. Nó thường nghẹn ứ ở cổ, làm người bệnh khó khạc ra được.
Đờm nhiều phải làm sao?
Để giải quyết tình trạng đờm nhầy ở cổ họng, bạn tham khảo các biện pháp sau:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi sáng và tối sẽ giúp dịu cổ họng, tan bớt đờm nhầy. Bạn nên dùng nước muối sinh lý để duy trì súc miệng mỗi ngày.
Cách thực hiện như sau: Bạn nhấp một ngụm nước muối, ngửa đầu ra sau và súc miệng trong vài giây rồi nhổ ra ngoài. Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ, làm loãng đờm và hỗ trợ khạc đờm hiệu quả.
Vệ sinh mũi hằng ngày
Đây là cách thông mũi, giảm đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc vệ sinh mũi bằng thiết bị có vòi chuyên dụng sẽ giúp rửa sạch đường thở và làm loãng chất nhầy.
Vệ sinh mũi hằng ngày giúp làm loãng đờm
Bạn đổ đầy nước muối sinh lý vào bình rửa mũi chuyên dụng. Sau đó, bạn nghiêng đầu qua một bên, đặt vòi bình rửa vào lỗ mũi trên rồi bóp nhẹ từ từ thân bình để nước chảy vào mũi. Nước muối sẽ đi vào lỗ mũi trên và thoát ra khỏi lỗ mũi dưới.
Bạn tiếp tục thực hiện như thế với lỗ mũi còn lại. Lưu ý, bạn nên thao tác cẩn thận để tránh hít vào nước muối.
Dùng máy tạo độ ẩm
Đường thở bị khô sẽ dễ kích ứng, làm tăng tiết đờm nhiều hơn. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm. Hơi nước tỏa ra từ máy giúp làm ẩm đường thở, loãng chất nhầy.
Xông hơi
Xông hơi sẽ giúp làm ẩm đường thở, hạn chế tình trạng đường thở bị khô, kích ứng. Hơi nước còn hỗ trợ làm loãng đờm đã tích tụ sẵn ở cổ họng, giúp người bệnh dễ khạc ra hơn.
Bạn có thể xông hơi mặt bằng cách hít hơi từ bát nước nóng. Bạn nên thêm chút tinh dầu có thành phần thiên nhiên để tan đờm nhanh hơn.
Uống đủ nước, nên uống nước ấm
Nước sẽ giúp làm loãng đờm nhầy, tránh ứ đờm trong cổ họng. Theo đó, bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước ấm. Nước ấm sẽ làm mềm, loãng đờm, giúp bạn dễ khạc ra hơn.
Bạn có thể uống một ly nước lọc ấm vào mỗi buổi sáng hoặc kết hợp nước chanh, mật ong để hiệu quả hơn.
Nước ấm giúp làm loãng đờm, bạn dễ khạc đờm hơn
Ngăn ngừa đờm tích tụ
- Nằm gối cao: Kê cao đầu để chất nhầy không đọng lại trong cổ họng, chảy tự nhiên từ xoang xuống phía sau cổ họng.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa như tỏi, hành tây, thức ăn cay, đồ uống có ga, rượu, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ… Chúng dễ gây trào ngược axit, khiến đờm tích tụ trong cổ họng.
- Tránh hút thuốc: Khói thuốc lá làm khô dây thanh quản và niêm mạc đường hô hấp, dễ gây kích ứng, tăng tiết đờm nhầy. Vì vậy, bạn nên ngừng hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại.
- Điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây tình trạng đờm nhiều.
- Người bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ: Những bệnh này đều có căn nguyên gốc rễ là do phổi bị nhiễm độc bởi các tác nhân có hại (khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus…). Chính tình trạng này khiến các triệu chứng đờm, ho, khó thở tái phát lại nhiều lần.
BoniDetox giúp giải độc phổi, quét sạch độc tố đã tích tụ ở phổi từ trước. Đồng thời, sản phẩm còn giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước tác nhân gây hại mới. Đặc biệt, BoniDetox còn bổ sung các thảo dược giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở hiệu quả.
Hy vọng các biện pháp trên đây đã giúp các bạn biết đờm nhiều phải làm sao. Tùy hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho mình nhé, chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM: