Khó thở khi ăn ở người bệnh COPD phải làm sao?

Nội dung chính

 

   Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường bị ho, đờm, khó thở. Ban đầu, họ chỉ khó thở nếu làm việc gắng sức. Thế nhưng, khi bệnh trở nặng, ngay cả khi ăn cơm họ cũng gặp tình trạng này. Mà khó thở lúc ăn uống còn tác động ngược lại, khiến người bệnh chán ăn hơn. Theo đó, sức khỏe họ càng suy giảm, bệnh càng tồi tệ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ cách ăn uống cho người bệnh COPD giúp hạn chế bị khó thở.

 

Khó thở khi ăn ở người bệnh COPD phải làm sao?

 

Khó thở khi ăn ở người bệnh COPD phải làm sao?

   Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là bệnh lý hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng luồng không khí bị tắc nghẽn trong phổi do:

  • Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng sưng viêm ống phế quản, gây tăng tiết đờm nhầy, làm thu hẹp và tắc nghẽn đường dẫn khí.
  • Khí phế thũng: Là tình trạng các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn.

   Người bệnh có thể xuất hiện 1 hoặc cả 2 tình trạng trên. Tuy cơ chế gây bệnh khác nhau nhưng triệu chứng chung của chúng đều là khó thở.

   Tình trạng khó thở do bệnh COPD có đặc điểm:

  • Thời gian đầu, dấu hiệu khó thở không rõ ràng, người bệnh chỉ cảm nhận rõ rệt khi hoạt động gắng sức.
  • Theo thời gian, mức độ khó thở tăng dần lên, thể hiện ở chỗ: Quãng đường người bệnh đi bộ sẽ ngắn đi, số bậc cầu thang có thể leo liên tục sẽ giảm dần,…
  • Ở giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí sẽ khó thở ngay cả khi ăn uống, nghỉ ngơi.

   Để hạn chế tình trạng khó thở trong bữa ăn, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau đây:

Ăn nhiều bữa

   Lượng thức ăn nạp vào quá nhiều trong một lần ăn sẽ tạo áp lực lên phổi và cơ hoành của người bệnh, khiến họ khó thở hơn. Do đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

 

Người bệnh COPD nên ăn nhiều bữa

 

   Thay vì ăn một ngày ba bữa chính, bạn hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Việc này còn cung cấp nguồn năng lượng liên tục cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi. Lượng thức ăn vừa phải cũng giúp giảm nguy cơ ợ chua.

Sắp xếp thời gian ăn uống

   Bạn nên sắp xếp các bữa ăn vào khoảng thời gian cơ thể có nhiều năng lượng nhất. Chẳng hạn như bạn mệt mỏi vào lúc 5 giờ chiều thì nên ăn vào lúc 4 giờ. Việc ăn nhiều bữa và thời gian các bữa ăn phù hợp sẽ giảm tình trạng mệt mỏi, giúp bạn giảm nguy cơ khó thở trong bữa ăn.

Nghỉ ngơi

   Nếu bạn bị mệt mỏi, khó thở nhiều khi ăn, hãy nghỉ một chút trước bữa ăn. Việc này sẽ giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng, sẵn sàng cho hoạt động ăn uống.

   Tuy nhiên, trường hợp mệt mỏi sau khi ăn xong, bạn tuyệt đối không nên nằm nghỉ ngay lúc đó. Bởi lẽ, cơ thể sẽ khó tiêu hóa thức ăn hơn.

Làm thông thoáng đường thở trước bữa ăn

   Nếu tần suất khó thở khi ăn xuất hiện thường xuyên, bạn nên làm sạch đờm ra khỏi phổi khoảng một giờ trước khi ăn bằng một số kỹ thuật như ho có kiểm soát…

   Cách thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát như sau: Bạn ngồi thẳng, nghiêng người về phía trước một chút và hít thở sâu vài lần để cơ thể thư giãn. Sau đó, bạn khoanh 2 tay trước bụng, hít vào bằng mũi. Khi thở ra, bạn nghiêng người về phía trước thêm một chút, đồng thời chống 2 cánh tay vào bụng; há miệng khẽ và ho 2, 3 tiếng rồi hít từ từ bằng mũi để ngăn chất nhầy bị đẩy ngược xuống đường thở.

 

Tập ho có kiểm soát giúp thông thoáng đường thở

 

Ăn chậm

   Việc ăn quá nhanh sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến cơ thể cần sử dụng nhiều năng lượng hơn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, khó thở khi ăn. Vì thế, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, hít thở có ý thức để cải thiện tình trạng này.

 

Cách chọn thực phẩm cho người bệnh COPD bị khó thở khi ăn

   Việc lựa chọn đồ ăn thức uống phù hợp cũng sẽ giúp người bệnh COPD dễ ăn hơn, hạn chế tình trạng khó thở xuất hiện. Một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung trong bữa ăn bao gồm:

Ưu tiên thực phẩm bổ dưỡng

   Người bệnh COPD phải sử dụng lượng calo cao gấp 10 lần so với người bình thường. Nếu không bổ sung đầy dưỡng chất trong bữa ăn, người bệnh có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

   Do đó, bệnh nhân COPD lưu ý nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhiều calo để ổn định mức năng lượng. Một số thực phẩm là lựa chọn tốt cho bạn như dừa, các loại hạt, trái cây, rau củ…

Bổ sung protein

   Protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp duy trì sức khỏe cơ bắp, đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein để tăng cường các cơ đường thở, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

   Các loại thức ăn giàu protein gồm có trứng, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu và các loại hạt.

 

Các thức ăn giàu protein

 

Ăn nhiều chất xơ

   Táo bón dễ gây đầy bụng, chướng hơi, khiến người bệnh COPD chán ăn. Hơn nữa, tình trạng này còn tạo áp lực lên lên cơ hoành, dễ gây khó thở.

   Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng đó, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, trái cây tươi… 

Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai

   Thức ăn dai, khó nhai, khó nuốt cũng dễ gây khó thở. Ngoài ra, khi phải ăn những thực phẩm này, người bệnh phải nhai nhiều cũng tiêu tốn năng lượng. Do vậy, bạn nên lựa chọn món ăn mềm, nấu chín kỹ hoặc món dạng lỏng để ăn dễ hơn.

Giảm muối

   Món ăn mặn, nhiều natri dễ gây giữ nước, làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim và phổi. Điều này cũng là yếu tố khiến người bệnh COPD nhanh mệt, khó thở hơn.

   Do đó, bạn nên ăn chế độ giảm muối bằng cách ăn nhạt, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối như: Dưa cà muối, mắm tôm, mắm tép, đồ ăn đóng hộp…

Uống nước đúng cách

   Việc uống đủ nước sẽ giúp đờm loãng, dễ khạc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung nước ngay trong bữa ăn. Chất lỏng sẽ làm bạn cảm thấy no nhanh, bụng đầy chướng, dẫn đến khó thở.

   Theo đó, bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ, chia thành nhiều lần uống trong ngày và tránh xa bữa ăn. Bạn cố gắng uống đủ 1.5 – 2 lít nước để cơ thể hoạt động tốt.

   Ngoài những cách trên, để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

   Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân hình thành và làm nặng hơn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do nhiễm độc phổi. BoniDetox vừa giúp giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở; vừa tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, giúp giải độc phổi; phục hồi chức năng và bảo vệ phổi; đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ quan này. Từ đó, sản phẩm giúp kiểm soát bệnh, cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở hiệu quả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết khó thở khi ăn ở người bệnh COPD phải làm sao. Để cơ thể khỏe mạnh, hít thở dễ dàng trở lại, ngoài việc dùng thuốc tây y và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà